Ông Phùng Văn Cường – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel:

Viettel cam kết tiên phong cùng quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Thứ ba, 18/06/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từ trước tới nay, Viettel luôn được đánh giá là Tập đoàn công nghệ hàng đầu đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Và trong công cuộc hội nhập Cách mạng công nghệ 4.0, Viettel đã đặt sứ mệnh cho mình là cùng Chính phủ xây dựng thành công một xã hội số.

Để hiểu rõ hơn về định hướng cũng như bước đi này, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với ông Phùng Văn Cường – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel về vấn đề này.

+ Ra mắt tháng 10/2018, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (VTS) là đơn vị đại diện cho Tập đoàn Viettel triển khai các dự án và cung cấp giải pháp Công nghệ thông tin - Viễn thông cho Chính phủ, Bộ ngành, UBND Tỉnh/TP các cấp; Các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam cũng như toàn cầu. Đây phải chăng là bước đệm để Viettel hiện thực hóa sứ mệnh cùng Chính phủ xây dựng thành công một Chính phủ số, xã hội số?

- Thực ra, không phải đến bây giờ Viettel mới bắt đầu chú trọng đầu tư giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp. Cách đây 10 năm, khi Viettel vừa mới vươn lên dẫn đầu về thị phần viễn thông thì Viettel đã nghĩ đến việc đầu tư, nghiên cứu và xây dựng giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cho xã hội, cho doanh nghiệp. Có thể nói, chúng tôi đang thực hiện quá trình kiến tạo xã hội số bằng những thành quả của 10 năm vừa rồi.

Ông Phùng Văn Cường – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel.

Ông Phùng Văn Cường – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel.

Trong công cuộc kiến tạo xã hội số, Viettel xác định không đầu tư vào công nghệ, thiết bị cao cấp, hiện đại mà đầu tư vào việc nghiên cứu để làm chủ công nghệ. Viettel sẽ đi từ những vấn đề của xã hội Việt Nam, con người Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày để ứng dụng công nghệ vào các giải pháp trực quan, đơn giản và giải quyết các vấn đề liên quan đó. Có thể kể đến một vài giải pháp như: Nắm được tình hình dịch bệnh trên thế giới, diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh mới nổi và bùng phát khó kiểm soát để cho ra đời hệ thống quản lý dịch bệnh truyền nhiễm. Từ đó giúp cho việc giám sát các bệnh truyền nhiễm ngay từ khi có ca nghi ngờ đến khi hoàn thành đóng ổ dịch. Những số liệu báo cáo được thống kê kịp thời, chính xác, thuận lợi cho công tác thống kê, phân tích dịch bệnh, giảm tải công việc thủ công, giấy tờ. Trong ngành hàng hải thì có hệ thống quản lý giám sát tàu cá để xác định tọa độ, trạng thái, cảnh báo tự động gửi thông tin tàu về bờ theo tần suất 1 giờ/lần, cảnh báo vượt hải phận... Những giải pháp này nhằm góp phần giảm tải các trường hợp vi phạm vùng lãnh hải, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam. 

+ VTS đã xây dựng được rất nhiều giải pháp công nghệ thông tin mang tính chất cộng đồng như Chính phủ điện tử, y tế thông minh, giáo dục thông minh, giao thông thông minh... Vậy những giải pháp công nghệ cộng đồng này có liên quan gì đến công cuộc chuyển đổi số?

- Viettel là Tập đoàn về công nghệ nên có quá trình nghiên cứu xu thế và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác cũng như các đối tác uy tín hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực này. Viettel không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mà còn chủ động triển khai trước và dùng hiệu quả để chứng minh. Và những giải pháp công nghệ cộng đồng trên là bước đầu tiên của Viettel thực hiện xây dựng xã hội số.

Ngoài những giải pháp công nghệ trên, Viettel còn đồng hành cùng với Chính phủ xây dựng dự án Chính phủ điện tử. Viettel đầu tư trước về nhân sự chuyên trách, các hạng mục nền tảng như hạ tầng mạng quang, hệ thống các phần mềm, công nghệ để các cơ quan hoàn thành công tác chuyển đổi số. Đặc biệt, tại Văn phòng Chính phủ, Viettel đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc giúp cán bộ Chính phủ quản lý điều hành, đơn giản hóa thủ tục. Thay vì các giấy tờ xử lý cần phải đến văn phòng để thực hiện như trước thì nay đều được điện tử hóa trên phiên bản di động, rút gọn quy trình xử lý văn bản lên đến Bộ trưởng.

Bên cạnh đó, các nội dung cần phê duyệt gấp có thể xem xét ở mọi nơi mà vẫn đúng quy định. Tốc độ xử lý nhanh hơn gấp nhiều lần trước đây. Hệ thống này góp phần hỗ trợ Chính phủ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng trong công tác xử lý văn bản hành chính. Viettel cũng đang triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ mới khác và sẽ đưa vào hoạt động trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực chuyển đổi số xã hội, Viettel cung cấp các giải pháp tới từng lĩnh vực như giao thông, điện, nước, viễn thông, dịch vụ hành chính, hệ thống hải quan một cửa… Những giải pháp mà Viettel cung cấp không chỉ hỗ trợ trong công tác quản lý của các cơ quan mà còn hỗ trợ người dân, giúp cho các hoạt động trong đời sống trở nên dễ dàng và tiện ích hơn. Thay vì trước đây phải xếp hàng tại các địa điểm hành chính, giờ có thể kê khai thông tin, nộp giấy tờ qua mạng... thì đó là lúc họ đã nhìn ra được lợi ích của việc chuyển đổi số.

Trong lĩnh vực chuyển đổi số nền kinh tế, Viettel đã đồng hành cùng hàng nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và quản trị với hệ sinh thái sản phẩm hoàn chỉnh từ hạ tầng, đường truyền cho đến các giải pháp như văn phòng điện tử không giấy tờ, chữ ký số, hóa đơn điện tử, camera giám sát thông minh, quản lý hệ thống bán lẻ...

Việc cung cấp giải pháp một cách toàn trình giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả và tăng hiệu suất lao động gấp hàng chục lần.

Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel.

Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel.

+ Thời gian vừa qua, thông điệp “Make in Vietnam” được truyền thông rất nhiều. Vậy quan điểm của ông về thông điệp này như thế nào? Và với Viettel thông điệp này có ý nghĩa gì?

- Thông điệp “Make in Vietnam” mang hàm nghĩa người Việt Nam là chủ động, sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng. Thông điệp này cũng chính là trọng trách gửi gắm đến các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ, đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề của xã hội Việt Nam. Thông điệp này cũng phù hợp với sứ mệnh của VTS, đó là đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp để đưa các giải pháp công nghệ thông tin nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội, của con người Việt Nam.

+ Ông đánh giá như thế nào về yếu tố con người trong cuộc CMCN 4.0 hiện nay? Cụ thể VTS có chủ trương đầu tư, thay đổi gì để đáp ứng cuộc chuyển dịch chiến lược mới của Viettel thực hiện xã hội số?

- Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phát triển. Và chỉ có con người mới có tri thức, sự sáng tạo để đổi mới, để phát triển nền kinh tế. Do đó, con người luôn đóng vai trò quyết định trong mọi “trận chiến”. Sự thay đổi nhanh với nhiều đột phá trong bối cảnh CMCN 4.0 đang đưa đến sự thay đổi trong mọi mặt của cuộc sống và tạo áp lực thực sự lớn lên con người. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là con người ngoài những kỹ năng cần thiết thì phải trau dồi thêm năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường công nghệ để bản thân không bị thay thế. Chúng ta cũng cần có kế hoạch, lộ trình chuyển dịch để trở thành công nhân số kiểu mới và không bị tụt hậu trong xã hội số.

Với những kinh nghiệm và tri thức hiện tại của đội ngũ nhân viên Viettel đang có, chúng tôi tự tin rằng mình có nhiều thuận lợi trong quá trình chuyển đổi này. Viettel sẽ tận dụng mọi nguồn lực sẵn có như hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, con người để tham gia và cam kết tiên phong cùng quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Bởi Viettel xác định rằng, việc tạo ra một nền tảng tri thức, sự đồng thuận trong nhận thức, các hệ thống có lợi cho tương lai của xã hội và con người Việt Nam chính là trách nhiệm, nghĩa vụ mà Viettel cần phải làm. Viettel vẫn lựa chọn và kiên định với nhiệm vụ này.

+ Xin chân thành cảm ơn ông!

Bình Minh (Thực hiện)

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp