Vĩnh Phúc: 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch đề ra

Thứ ba, 14/12/2021 05:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại kỳ họp thứ thứ Năm, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Vĩnh Phúc Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra ngày 13/12, đại diện UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022.

Những điểm nhấn quan trọng

Từ đầu năm, Nghị quyết 34/NQ-HDND của HĐND tỉnh đã đề ra 19 chỉ tiêu chủ yếu. Kết quả đến nay dự kiến có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó có 12 chỉ tiêu vượt và 6 chỉ tiêu đạt mục tiêu; một chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu (tăng trưởng kinh tế). 

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước cả năm đạt 86,03 nghìn tỷ đồng, tăng 7,36% so với năm 2020, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,76%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 11,2% (trong đó riêng công nghiệp tăng 9,8%), các ngành dịch vụ tăng 2,19% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 5,1% so với năm 2020.

Quy mô GRDP dự kiến đạt hơn 135 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 9,35% so với năm 2020, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 113,4 triệu đồng/người (tăng 7,9 triệu đồng/người so với năm 2020). Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 45.395 tỷ đồng, tăng 4.57% so năm 2020, chiếm 33,59% GRDP.

vinh phuc 18 19 chi tieu dat va vuot muc ke hoach de ra hinh 1

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022. Ảnh: D.L

Cũng theo báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2021, thu hút đầu tư của tỉnh đạt được những kết quả rất tích cực, dự kiến thu hút được 50 dự án mới, trong đó có 35 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 880 triệu USD và 135 triệu USD điều chỉnh tăng vốn (tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt trên 1 tỷ USD), bằng hơn 253% kế hoạch, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020).

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã cấp mới cho 22 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 9,90 nghìn tỷ đồng và 6,67 nghìn tỷ đồng điều chỉnh tăng vốn (tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 16,57 nghìn tỷ đồng), bằng 301% kế hoạch, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2020.

Đặc biệt, năm 2021 tỉnh đã thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến chế tạo, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng cụm công nghiệp, đô thị, nông nghiệp... Đây là những dự án được xác định là động lực tăng trưởng cho tỉnh trong thời gian tới.

vinh phuc 18 19 chi tieu dat va vuot muc ke hoach de ra hinh 2

Quang cảnh kỳ họp. Ảnh: D.L

Nêu một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh sẽ vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính, tập trung đơn giản hóa, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đổi mới quy trình và công nghệ sản xuất. Hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ động và cần có giải pháp đột phá trong triển khai nhiệm vụ

Phát biểu tại phiên họp, bà Hoàng Thị Thúy Lan - UV BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh: "Kinh tế toàn tỉnh ổn định và phục hồi tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đạt khá, nằm trong “top 10” các tỉnh, thành phố trên toàn quốc có tăng trưởng cao. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán đề ra. 2021 là năm thu hút đầu tư đạt cao nhất từ trước đến nay của Vĩnh Phúc. Cùng với đó, các chính sách an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm."

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khẳng định, kết quả đạt được trong năm 2021, có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) của HĐND tỉnh, tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và các nhiệm vụ quan trọng khác trong những năm tới.

vinh phuc 18 19 chi tieu dat va vuot muc ke hoach de ra hinh 3

Bà Hoàng Thị Thúy Lan - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: D.L

Dự và phát biểu tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Vĩnh Phúc hội tụ đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, có vị trí liền kề sân bay quốc tế Nội Bài, nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ninh… là điều kiện thuận lợi để thiết lập vành đai phát triển công nghiệp phía Bắc.

vinh phuc 18 19 chi tieu dat va vuot muc ke hoach de ra hinh 4

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp. Ảnh: D.L

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, phù hợp với thực tiễn và các kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tận dụng cơ hội, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, thống nhất ý chí và hành động, năng động, sáng tạo, quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, kế hoạch, chương trình của Tỉnh đã đề ra.

Ông Mẫn cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành hoạt động, minh bạch hóa, công khai hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo môi trường ổn định, thuận lợi, có cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút đầu tư, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.

Hoàng Dương - Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các giao dịch liên quan đến 'tài sản số'

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các giao dịch liên quan đến "tài sản số"

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài để đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh "tài sản số" ("tài sản ảo", "tài sản mã hóa"), quản lý các giao dịch liên quan đến "tài sản số" ("tài sản ảo", "tài sản mã hóa"). Báo cáo Chính phủ kết quả nghiên cứu nhiệm vụ này trước ngày 31/12/2024.

Tin tức
Hai Thứ trưởng được kiện toàn làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Hai Thứ trưởng được kiện toàn làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

(CLO) Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được kiện toàn vào Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Tin tức
Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025

Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trước mắt cần huy động ngay khoảng 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; về lâu dài tiếp tục nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền việc chuẩn bị các dự án đầu tư hạ tầng chiến lược.

Tin tức
Đồng chí Lương Cường được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Đồng chí Lương Cường được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư

(CLO) Ngày 16/5, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét, kỷ luật cán bộ.

Tin tức
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tin tức