Vĩnh Phúc: Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới và phát triển

Chủ nhật, 29/08/2021 14:32 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thời gian qua, ngành Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, dạy học tích hợp.

Vĩnh Phúc hiện có 508 trường học và cơ sở giáo dục, với hơn 16.456 cán bộ giáo viên, trong đó, trình độ trên chuẩn ở bậc học Mầm non đạt 100%, Tiểu học gần 94%, THCS hơn 86%, THPT 37%. Xác định chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới giáo dục, thời gian qua, ngành Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, dạy học tích hợp.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, trong 5 năm (2016-2020), ngành Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Vĩnh Phúc chủ động tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách, đề án và kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo: Chế độ khen thưởng cho học sinh, sinh viên giỏi, giáo viên có học sinh giỏi; một số chính sách đặc thù đối với trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, chế độ đối với chuyên gia, giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn đội tuyển của tỉnh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020; hỗ trợ học phí cho giáo dục mầm non....

Ông Nguyễn Văn Huyến – Giám đốc Sở Giáo dục & Ðào tạo Vĩnh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Huyến – Giám đốc Sở Giáo dục & Ðào tạo Vĩnh Phúc.

Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất các nhà trường. Từ năm 2016 đến nay, ngành tham mưu xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng 1.000 phòng học bậc mầm non, tu sửa các trường học xuống cấp; xây mới 8 trường THCS, THPT; trang bị 280 phòng học bộ môn cho các trường phổ thông; 432 bộ máy chiếu, máy bảng tương tác; hơn 500 bộ đồ dùng, đồ chơi trong lớp cho học sinh mẫu giáo 5 tuổi. Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa ở các bậc học lần lượt là: Bậc mầm non gần 90%, tiểu học hơn 97%, THCS 98% và THPT 100%. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Hiện toàn tỉnh có 500 trường chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 100%.

Ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc chủ động thí điểm, triển khai các mô hình trường học mới, phương pháp dạy học tiên tiến, cải tiến các cuộc thi do Bộ Giáo dục tổ chức, đặc biệt, đã tham mưu UBND tỉnh cho phép đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển sinh đầu cấp theo hướng tiếp cận kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Cụ thể, đối với tuyển sinh vào lớp 6 đã triển khai đánh giá năng lực học sinh tại các trường có số học sinh đăng ký cao hơn chỉ tiêu được giao; với tuyển sinh vào lớp 10, bài thi thứ 3 là bài thi tổ hợp gồm 3 môn, góp phần nâng cao chất lượng các môn văn hóa.

Trong công tác chuyên môn, ngoài việc thực hiện tốt việc tinh giản nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, các nhà trường còn thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. Trong đó, các trường mầm non chú trọng chăm sóc, giáo dục trẻ theo mô hình “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ phát triển toàn diện. Ở bậc học phổ thông, các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc, thực chất công tác thi, kiểm tra, đánh giá học sinh; chú trọng nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; đổi mới cơ chế quản lý; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, đặc biệt chú trọng giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh.

Trong 5 năm qua, hệ thống giáo dục của tỉnh tiếp tục được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng mở, tinh giản, hiệu quả, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, phù hợp với khung trình độ quốc gia. Thực hiện Đề án 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã tổ chức, sắp xếp lại, giảm 50 trường công lập, trong đó có 9 trường mầm non, 32  trường tiểu học, THCS và 9 trường THPT.

Với các giải pháp đồng bộ, đúng hướng đã tạo trái ngọt trong ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc. Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 99% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình lớp học và xấp xỉ 100% hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Bậc THCS có hơn 98% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt, gần 59% học sinh đạt học lực khá, giỏi. Bậc THPT có gần 95% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt; gần 70% học sinh đạt học lực khá, giỏi. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm qua, Vĩnh Phúc là 1 trong 6 tỉnh, thành có điểm bình quân các môn thi cao nhất nước; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,5%. Công tác phân luồng học sinh đạt kết quả tích cực, gần 30% học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học chương trình giáo dục thường xuyên và dạy nghề...

Ngành GD&ÐT Vĩnh Phúc luôn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học.

Ngành GD&ÐT Vĩnh Phúc luôn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định. Trong 5 năm, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 3 học sinh đoạt huy chương các kỳ Olympic quốc tế, khu vực; 369 giải học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa; 1.204 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Riêng năm học 2019 – 2020, Vĩnh Phúc có 2 học sinh tham dự kỳ thi Olympic quốc tế, trong đó em Chu Thị Thanh - học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đoạt Huy chương Đồng Olympic Toán quốc tế; 81 học sinh đạt giải học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia - đây là tỷ lệ giải cao nhất từ trước đến nay và cao nhất cả nước.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Văn Huyến - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhấn mạnh: “Những năm qua, ngành giáo dục Vĩnh Phúc luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả, cơ sở vật chất của các nhà trường được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; cán bộ, giáo viên và học sinh được hưởng nhiều chính sách, chế độ ưu đãi… Đến nay, hệ thống mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển ổn định với hơn 500 cơ sở giáo dục. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn giữ vững và nâng cao. Trọng tâm, năm 2021, ngành Giáo dục tỉnh tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo các yếu tố để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới”.

Được biết, trong giai đoạn này ngành cũng sẽ tích cực đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học; chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên; đẩy mạnh hoạt động giao lưu, đối ngoại của các trường trọng điểm; tập trung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh để đào tạo thế hệ học sinh “hồng” hơn, “chuyên” hơn… Bên cạnh đó, ngành giáo dục tỉnh cũng mong muốn các cơ quan truyền thông tiếp tục đồng hành với ngành để đưa ngành giáo dục tiếp tục đạt nhiều kết quả cao hơn nữa.

Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện thành công việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành GD&ĐT chú trọng thực hiện có hiệu quả, thực chất chương trình giáo dục phổ thông mới; thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, việc triển khai mô hình trường học mới và tổ chức đánh giá, rút ra bài học cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới theo đúng lộ trình. Đặc biệt, xây dựng trường trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc là 1 trong 15 trường THPT chuyên trọng điểm của cả nước, trường chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cấp giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3 và trung học cơ sở; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời hội nhập quốc tế.

Hoàng Dương – Thủy Tiên

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục