Visa và MasterCard đang thu quá nhiều loại phí với một loại giao dịch

Chủ nhật, 26/04/2020 18:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, các ngân hàng thanh toán đang phải trải cho Visa, MasterCard từ 3 đến 4 loại phí trên mỗi giao dịch

Doanh số thanh toán trong tháng 3 giảm đến 80%

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có hoạt động kinh doanh thẻ. 

Do đó, hầu hết các mảng đều bị sụt giảm doanh số

Đối với mảng phát hành, doanh số sử dụng thẻ của nhóm các ngân hàng lớn đã liên tiếp giảm từ đầu năm đến nay. Tính đến tháng 3/2020, doanh số sử dụng thẻ trong nước đã giảm 21% và doanh số sử dụng thẻ tại nước ngoài giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019.

Visa và MasterCard đang áp dụng cơ chế thu phí phức tạp, thu quá nhiều loại phí đối với một loại giao dịch. Ảnh minh họa

Visa và MasterCard đang áp dụng cơ chế thu phí phức tạp, thu quá nhiều loại phí đối với một loại giao dịch. Ảnh minh họa

Đối với mảng thanh toán, doanh số thanh toán thẻ giảm mạnh qua các tháng, đặc biệt trong tuần đầu của tháng 4/2020. Doanh số thanh toán bình quân giảm 78% so với cùng kỳ và giảm 93% so với tháng 3/2020.

Tại một số đơn vị chấp nhận thẻ như hàng không, giáo dục, du lịch lữ hành, khách sạn, doanh số thanh toán trung bình của thẻ trong nước và nước ngoài trong tháng 3/2020 giảm 80% so với tháng trước và dự kiến tiếp tục giảm mạnh trong tháng 4/2020 và các tháng tới.

Trong khi doanh số phát hành và thanh toán giảm mạnh, các ngân hàng lại chịu gánh nhiều loại phí từ Visa, MasterCard. Do đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard kiến nghị miễn, giảm các loại phí cho các ngân hàng tại Việt Nam.

Cần giảm tối thiểu 50% phí xử lý giao dịch 

Trước tình hình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các ngân hàng thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kiến nghị với Visa và MasterCard, trước mắt cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ giảm phí cho các ngân hàng Việt Nam ít nhất áp dụng cho 12 tháng.

Về lâu dài, cần xem xét có chính sách phí phù hợp để hỗ trợ thị trường thẻ Việt Nam phát triển và hiệu quả hơn.

Theo đó, các giải pháp trước mắt cần làm là đối với phí xử lý giao dịch, Visa và MasterCard xem xét trong vòng 12 tháng tới giảm tối thiểu 50% phí xử lý giao dịch đối với cả ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành.

Ngoài ra, hiện doanh số thanh toán đang sụt giảm mạnh, dẫn đến việc ngân hàng thanh toán thu không đủ bù chi. Do không có doanh thu từ phí thanh toán, trong khi đó vẫn phải tiếp tục chịu chi phí đầu tư, bảo dưỡng và vận hành hệ thống thanh toán thẻ và trả phí trao đổi rất cao cho ngân hàng phát hành cùng các phí khác cho tổ chức thẻ quốc tế.

Vì vậy,  Visa và MasterCard cần giảm mức phí trao đổi cho các nhóm ngành nghề căn cứ theo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cụ thể, đối với nhóm đơn vị chấp nhận thẻ chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, không phải là các đơn vị kinh doanh dịch vụ (nhóm ngành thiết bị y tế, bệnh viện, trường học, nhóm ngân sách, chi tiêu công, viễn thông), Hiệp hội đề nghị miễn phí trao đổi.

Đối với nhóm đơn vị chấp nhận thẻ chịu tác động nhiều từ dịch bệnh, thuộc các đơn vị kinh doanh dịch vụ và các nhóm ngành khác, đề nghị giảm 50% phí trao đổi.

Với phí trao đổi tại thị trường châu Âu, đối với các giao dịch tại khu vực EU và UK, Hiệp hội đề nghị giảm 70% phí xử ký giao dịch và các tổ chức thẻ quốc tế thu của các ngân hàng phát hành thẻ Visa, MasterCard tại Việt Nam để bù đắp thiệt hại do ảnh hưởng của chính sách giảm phí trao đổi tại khu vực này.

Bên cạnh các giải pháp ngắn hạn, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị các tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard cần rà soát và điều chỉnh chính sách phí dài hạn nhằm hỗ trợ thị trường thẻ Việt Nam.

Cụ thể, đối với phí trả cổng thanh toán, đề nghị  giảm 50% phí xử lý giao dịch (tương đương còn 0,015 USD/giao dịch) và miễn phí đối với các loại phí đăng ký và sử dụng dịch vụ cổng cho đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán và phí bảo trì hàng tháng.

Visa và MasterCard đang áp dụng cơ chế thu phí phức tạp, thu quá nhiều loại phí đối với một loại giao dịch

Theo thống kê trung bình, các ngân hàng thanh toán đang phải trải cho Visa, MasterCard từ 3 đến 4 loại phí trên mỗi giao dịch. Trong khi đó, mức thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế đối với các giao dịch trong nước đang quá cao so với mức thu phí của các tổ chức chuyển mạch thẻ.

Đơn cử, với một giao dịch thẻ, Visa và Mastercard có thể thu các loại phí như: phí cấp phép (authorization), phí thanh toán (settlement), phí thuong hiêu, phí chi tiêu trong/ngoài Viêt Nam, phí dịch vụ… và nhiều loại phí khác.

Vì vậy, Hiệp hội đề nghị Tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard đơn giản hóa cơ chế thu phí để hạn chế tình trạng thu phí chồng phí, đồng thời, hỗ trợ các ngân hàng trong việc dễ dàng theo dõi tình hình thu phí của các tổ chức thẻ quốc tế.

Bên cạnh đó, có chính sách phí ưu đãi đối với các giao dịch trong nước, giảm bớt mức phí để phù hợp với mức phí của tổ chức chuyển mạch thẻ.

Đối với thuế nhà thầu, Hiệp hội đề nghị Tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard, cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tại nước sở tại và làm việc trực tiếp với cơ quan thuế Việt Nam để hoàn lại thuế nhà thầu đã đóng trong 3 năm gần nhất cho các ngân hàng tại Việt Nam.

Trong trường hợp Tổ chức thẻ quốc tế Visa và MasterCard không thực hiện nội dung trên, đề nghị hoàn lại toàn bộ thuế nhà thầu cho các ngân hàng tại Viêt Nam do các ngân hàng đã đóng thay cho các tổ chức thẻ quốc tế các khoản phí dịch vụ mà các tổ chức thẻ quốc tế đã thu.

PV

Tags:

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm