Vốn lưu động của doanh nghiệp Việt đạt giá trị thấp

Thứ năm, 01/11/2018 14:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam đạt giá trị thấp.

Báo Công luận
 

Chỉ 6/14 ngành hiện có của Việt Nam được coi là có cải thiện năng lực, trong đó có khí đốt (Ảnh TL)

 

PwC đánh giá, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong 4 năm qua đang tồn tại nhiều mối lo ngại. Nghiên cứu 400 doanh nghiệp lớn nhất đang niêm yết trên HOSE và HNX, báo cáo đưa ra một số nhận xét như tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) suy giảm, biên lợi nhuận hạn chế; hiệu quả sử dụng vốn lưu động suy giảm cùng với việc chu kỳ tiền mặt (Cash to Cash cycle - C2C) kéo dài thêm đáng kế; năng lực quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Việt còn hạn chế so với các doanh nghiệp trong khu vực và quốc tế…

“Trong bối cảnh các chính sách tiền tệ phù hợp và nguồn vốn FDI dồi dào, các doanh nghiệp đã tăng trưởng nhanh qua các năm, đạt mức 6,1% một năm cho giai đoạn 2013-2017, nhưng mức tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn này vẫn ghi nhận ở mức hạn chế. Tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) của các doanh nghiệp suy giảm dù tỷ lệ nợ trên vốn ngày một cao, chủ yếu do gia tăng vay mượn để đầu tư tài sản cố định” – PwC nhận xét.

Cũng trong Báo cáo “Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản” của PwC về Việt Nam thì trong 4 năm qua, chỉ 6/14 ngành được nghiên cứu cải thiện năng lực quản lý vốn lưu động, gồm: Năng lượng - Tiện ích khác, Dầu mỏ - Khí đốt và Thương mại (khoảng 15% một năm)… Trong khi đó, các nhóm ngành như Công nghệ - Truyền thông, Hàng tiêu dùng và Kim loại - Khai khoáng lại ghi nhận suy giảm nghiêm trọng (khoảng 10%/năm).

Theo PwC, tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp nghiên cứu vào khoảng 10 tỷ USD và cơ hội giải phóng tiền mặt lên tới 40% giá trị tồn đọng trên (khoảng 4 tỷ USD). Các nhóm ngành như Kỹ thuật - Xây dựng, Hàng tiêu dùng và Kim loại - Khai khoáng có lượng tiền mặt tồn đọng trong vốn lưu động lớn nhất và cũng là nhóm sở hữu cơ hội giải phóng tiền mặt nhiều nhất, chiếm khoảng 50% tổng giá trị ước tính.

Ngọc Hà

Tin khác

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp