Vòng xoáy bạo lực có nguy cơ biến Myanmar thành một Syria khác

Thứ sáu, 16/04/2021 14:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gần 3 tháng sau cuộc đảo chính, tình hình chính trị tại Myanmar tiếp tục căng thẳng khi người biểu tình không ngừng xuống đường phản đối chính quyền quân sự. Bạo lực xảy ra giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đang có nguy cơ biến Myanmar thành một Syria khác.

Myanmar đang rơi vào vòng xoáy đi xuống đáng báo động. Ảnh: Nikkei

Myanmar đang rơi vào vòng xoáy đi xuống đáng báo động. Ảnh: Nikkei

Bài liên quan

Số người chết ngày càng tăng, quân đội Myanmar ngày càng gia tăng trong việc sử dụng vũ lực sát thương để trấn áp những người biểu tình ôn hòa.

Vào ngày 9 tháng 4 tại Bago, quân đội đã tiến hành một cuộc tấn công lớn và mạnh mẽ nhằm vào những người biểu tình. Theo các báo cáo, ít nhất 83 người chết trong các cuộc xung đột và trở thành một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ khi quân đội nắm chính quyền ở Myanmar vào ngày 1 tháng 2.

Các nguồn tin địa phương cho biết, quân đội đã kéo những người bị giết và bị thương vào khuôn viên chùa và trường học, nhằm một phần che giấu tội ác của họ. Những lời cầu xin từ các nhà sư về việc chăm sóc y tế cho những người bị thương đã bị phớt lờ. Cùng ngày hôm đó, một tòa án quân sự ở Yangon đã kết án 19 người tử hình vì giết một người lính.

Chế độ quân sự vốn đã thiếu tính hợp pháp, giờ đây nó dường như đang mất kiểm soát, sử dụng bạo lực và đe dọa ngày càng tăng để khuất phục dân thường.

Sức mạnh của phong trào bất tuân dân sự đã khiến nền kinh tế đình trệ, với các chủ ngân hàng trung ương, công chức và nhân viên thiết yếu từ chối đi làm hoặc chỉ thực hiện nhiệm vụ của họ một cách vừa sức.

Đồng tiền của Myanmar, đồng kyat, đã mất giá 14% kể từ cuộc đảo chính. Với nhu cầu nhập khẩu cao và sự phụ thuộc vào dòng vốn nước ngoài, bất ổn chính trị kéo dài và tâm lý lo lắng của nhà đầu tư đi kèm sẽ khiến nền kinh tế Myanmar ngày càng rơi vào suy thoái hơn nữa.

Áp lực quốc tế gia tăng đã khiến tập đoàn sản xuất bia khổng lồ của Nhật Bản Kirin Holdings phải thoái vốn khỏi Myanmar Economic Holdings, một trong hai tập đoàn kinh tế chính của quân đội Myanmar. Trong khi đó, Woodside Petroleum đã tạm dừng hoạt động của mình tại Myanmar.

Tập đoàn Total, nhà điều hành mỏ khí đốt Yadana của Pháp, một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho quân đội, đang trong tầm ngắm tiếp theo thuộc nhóm sản xuất và tiêu dùng đối mặt với lệnh trừng phạt, buộc phải chấm dứt hợp tác với chính quyền quân sự. 

Những người biểu tình trẻ giơ biểu tượng phản kháng bằng ba ngón tay trong cuộc biểu tình bằng mặt nạ chống đảo chính ở Yangon, Myanmar, Chủ nhật, ngày 4 tháng 4 - Ảnh: AP

Những người biểu tình trẻ giơ biểu tượng phản kháng bằng ba ngón tay trong cuộc biểu tình bằng mặt nạ chống đảo chính ở Yangon, Myanmar, Chủ nhật, ngày 4 tháng 4 - Ảnh: AP

Sự thay đổi của thế hệ Z

Tất cả những điều này khác xa so với năm 1988, khi quân đội có thể lật ngược kết quả bầu cử, dập tắt phe đối lập nội bộ và củng cố quyền kiểm soát trong vòng vài tháng. Lần này cuộc nổi dậy của dân chúng đã tỏ ra tinh vi và kiên cường hơn.

Thế hệ trẻ của Myanmar nói riêng, những người đã trưởng thành trong thập kỷ qua của thời kỳ tự do tương đối của Myanmar, là những người đấu tranh mạnh mẽ nhất để bảo vệ các quyền tự do đó.

Sự phản đối đang trở nên gay gắt, với suy đoán rằng lãnh đạo dân sự bị lật đổ của Myanmar đang thảo luận với một số nhóm vũ trang dân tộc địa phương, những người lâu nay vẫn có xung đột với Tatmadaw (quân đội), để thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc.

Nếu Myanmar bị kìm kẹp bởi một cuộc xung đột dân sự kéo dài và không thể vượt qua, việc các cường quốc láng giềng can thiệp để bảo vệ lợi ích của họ sẽ gần như không thể cưỡng lại, và chúng ta sẽ đối mặt với viễn cảnh một quốc gia thất bại, một Syria mới, ở trung tâm của châu Á .

Với số người chết từ cuộc đảo chính đã vượt quá con số 700 người, cuộc trấn án người biểu tình của Tatmadaw đã vượt quá con số thương vong của cuộc nổi dậy lần đầu tiên bắt đầu ở Syria cách đây 10 năm. Đó là một dấu hiệu đáng ngại, và không thể bỏ qua.

Quang Anh

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h