Vụ hiệu trưởng, trưởng khoa bị tố xâm hại tình dục: nguyên Đại biểu Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm

Thứ ba, 29/03/2022 14:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 14 Phạm Thị Minh Hiền khi người có địa vị mà có lệch lạc về xu hướng tình dục thì luôn chọn người yếu thế để tấn công, vì thế nên mạnh mẽ đấu tranh công khai để đưa ra ánh sáng.

Ủng hộ đấu tranh công khai

Trong thời gian vừa qua, có nhiều vụ tố cáo liên quan đến hành vi tấn công tình dục, xâm hại chiếm đoạt nữ sinh tại các trường đại học hoặc có liên quan đến các lãnh đạo, trưởng khoa tại các trường đại học. Mới đây nhất là hai vụ việc gây chú ý dư luận khi có liên quan đến Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội và một trưởng khoa của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Các vụ việc vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng ai đúng, ai sai. Hiện dư luận rất trông chờ vào những thông tin đến từ phía các cơ quan chức năng. Để ngăn chặn xu hướng tấn công tình dục nữ giới đặc biệt trong môi trường học đường hiện nay, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với bà Phạm Thị Minh Hiền, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 14.

vu hieu truong truong khoa bi to xam hai tinh duc nguyen dai bieu quoc hoi yeu cau xu ly nghiem hinh 1

Đại biểu Quốc hội khóa 14 Phạm Thị Minh Hiền ủng hộ đấu tranh công khai liên quan đến các hành vi lạm dụng tình dục.

Thưa bà, thời gian qua có tình trạng tố cáo Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, một trưởng khoa của Trường Đại học Luật Hà Nội liên quan đến hành vi lạm dụng tình dục, trước đó có nhiều vụ việc các nữ sinh tố cáo giảng viên tại Đại học Ngoại Thương, Đại học Quốc gia Hà Nội lạm dụng tình dục…..Bà có bình luận gì về các vụ việc trên?

Bà Phạm Thị Minh Hiền: Tôi có đọc qua một số vụ việc tạm gọi có dấu hiệu xâm hại tình dục, xâm hại nữ sinh. Tuy nhiên, do không được tiếp cận hồ sơ cho nên các yếu tố, vấn đề sâu xa bên trong về vụ việc như thế nào không nắm được.

Đến thời điểm này dư luận vẫn chờ đợi thông tin từ phía các cơ quan chức năng, theo bà trong đấu tranh với các hành vi xâm hại tình dục thì có nên công khai kết quả hay có hình thức như thế nào để dư luận thấy được các vụ việc trên được xử lý một cách nghiêm khắc?

Bà Phạm Thị Minh Hiền: Thực tế, các vụ việc liên quan đến tấn công tình dục hay xâm hại tình dục có những đặc thù riêng khác với các hành vi sai phạm khác.

Việc dư luận yêu cầu công khai nhưng những người liên quan, người bị hại liệu có yêu cầu công khai hay không. Nếu người bị hại vì lý do nào đó không muốn công khai ra thì cũng cần tính đến các yếu tố bảo mật.

Riêng tôi, về đấu tranh cho nữ quyền, bình đẳng giới và quyền của nữ giới trong các vụ việc xâm hại thì tôi ủng hộ theo hướng đấu tranh công khai, đấu tranh trực diện.

Nếu vụ việc công khai minh bạch thì hiệu quả cho công tác truyền thông trong giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật sẽ hiệu quả hơn.

Nếu người bị hại đồng quan điểm là đấu tranh công khai, minh bạch, công khai kết quả điều tra, làm việc thì phải công bố rộng rãi.

Ngoài ra vẫn có nhiều hình thức đấu tranh khác nhau. Nếu người bị hại không muốn công khai thì mình phải tôn trọng, không thể nào ép họ công khai được.

Tôi luôn ủng hộ xu hướng đấu tranh trực diện. Trong quá trình điều tra, xác minh, xử lý vụ việc mà dư luận đang chú ý thì các cơ quan chức năng cũng cần phải chia sẻ, cung cấp thông tin trong chừng mực nhất định để dư luận được theo dõi và có niềm tin rằng pháp luật có tồn tại, những hành vi sai phạm được xử lý đích đáng.

Hiện nay, nhiều nạn nhân của xâm hại tình dục vẫn có xu hướng ngại đấu tranh, thậm chí khi để lại hậu quả nặng nề thì mới lên tiếng, bà có lời khuyên như thế nào đối với các nạn nhân?

Bà Phạm Thị Minh Hiền: Xu hướng hiện nay xã hội có cái nhìn nhân văn hơn với nạn nhân bị xâm hại tình dục. Sự nhìn nhận sự việc của dư luận xã hội ở thời đại này đã khác. Vì thế, người bị hại nên mạnh mẽ đấu tranh trực diện để mang lại hiệu quả cao nhất.

Xâm hại tình dục trong học đường, khi chủ thể xâm hại là những người có hiểu biết về mặt pháp luật như hiệu trưởng, trưởng khoa luật thì các hành vi của họ thường gây khó đối với người bị hại trong việc vạch mặt được bản chất của những người này, trong khi người phạm tội lại là người có vị thế, địa vị thì theo bà người bị bại cần phải làm gì?

Bà Phạm Thị Minh Hiền: Tôi cho rằng, phần lớn các đối tượng bị xâm hại là đối tượng ở thế yếu. Vì yếu thế nên họ mới bị như vậy.

Các đối tượng gây ra hành vi lạm dụng tình dục thì họ cũng lựa chọn đối tượng ở thế yếu. Để những người này không dám đấu tranh, không dám lên tiếng.

Về phương pháp đấu tranh, hiện nay đã có nhiều kênh thông tin, kênh trợ giúp người bị xâm hại rồi. Tổng đài quốc gia 111 là một kênh nên sử dụng.

Đối với những nữ sinh, với người bị xâm hại ở trong môi trường học đường nên gọi tổng đài 111 để phản ánh thông tin. Đây là kênh luôn luôn bảo mật thông tin và có phương pháp đúng đắn để bảo vệ người bị hại.

Vị trí càng cao càng cần mạnh mẽ đấu tranh

Bà có thể giải thích được vì sao vẫn có tình trạng người có học thức, địa vị nhưng vẫn là chủ thể liên quan đến những hành vi xâm hại tình dục như vậy không?

Bà Phạm Thị Minh Hiền: Những người có hiểu biết, trình độ mà vẫn có hành vi đó vì nó có liên quan đến yếu tố đó là bệnh tâm lý.

Có những người có xu hướng tình dục mạnh, hoặc khác biệt. Cái này có biện pháp trị liệu là chính còn những can thiệp về y học thì chưa có can thiệp cụ thể.

Ngay trong hoạt động của Quốc hội Khóa 14 đã có những ý kiến đặt ra là phải “thiến hóa học”. Đã có những đại biểu Quốc hội đã đưa ra đề nghị phải “thiến” những kẻ gây ra vụ xâm hại tình dục trẻ em.

Chúng ta phải hiểu trong xã hội có rất nhiều thành phần, có rất nhiều tình huống có nhiều người mắc bệnh tâm lý.

Nếu như trong tình huống mình là nạn nhân của những người có hội chứng tâm lý đó thì phải đấu tranh trước hết bảo vệ mình và đấu tranh để ngăn chặn vụ việc khác xảy ra với các nạn nhân khác.

Theo bà, cần phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và chống lại tội phạm xâm hại tình dục hiện nay?

Bà Phạm Thị Minh Hiền: Tôi cho rằng, điều này có rất nhiều yếu tố liên quan đến truyền thông về nâng cao nhận thức và phương pháp tự bảo vệ bản thân của mỗi người. 

Ngành Giáo dục, Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội phụ nữ... phải có trách nhiệm. Mỗi người cũng phải trang bị những kỹ năng để tự bảo vệ mình.

Đối với người xâm hại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không thể nói đó là bệnh tâm lý. Người gây ra hành vi mà pháp luật nghiêm cấm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đối với các tội phạm liên quan đến các hành vi xâm hại tình dục bắt buộc chúng ta phải đấu tranh. Những người vị trí càng cao mà phạm tội thì càng phải đấu tranh để đưa ra ánh sáng.

Những người khi có quyền trong tay có thể đưa người yếu thế vào trong tình huống không chống chịu được để hành động. Do đó, phải đấu tranh mạnh mẽ, đấu tranh nhiều hình thức, phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa ra ánh sáng.

Theo kinh nghiệm của tôi, khi người bị hại đứng lên đấu tranh sẽ góp phần nâng cao ý thức của công đồng. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn tình trạng ngại đấu tranh vì quan điểm cổ hủ. Cho nên những vụ việc nhạy cảm liên quan đến tương lai của bản thân nhiều bị hại lại thường thu mình lại, muốn xử lý trong âm thầm.

Trân trọng cảm ơn bà!

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Luật Nhà giáo cần phát triển, tôn vinh, bảo vệ nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Luật Nhà giáo cần phát triển, tôn vinh, bảo vệ nhà giáo

(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị luật Nhà giáo cần thể chế hóa chủ trương “lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp” một cách bền vững.

Giáo dục
Quảng Ninh: Trên 34.000 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Quảng Ninh: Trên 34.000 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Thông tin do lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh trình bày tại Hội nghị Thông tin Báo chí thường kỳ, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức vào chiều ngày 7/5.

Giáo dục
Hơn 13.000 học sinh TP HCM dự kiến không thi vào lớp 10

Hơn 13.000 học sinh TP HCM dự kiến không thi vào lớp 10

(CLO) Dự kiến có khoảng 102.349 học sinh lớp 9 tại TP HCM đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025. Có khoảng 13.410 học sinh không tham dự kỳ thi tuyển sinh.

Giáo dục
Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) luôn là một dấu mốc quan trọng trong hành trình học tập của mỗi học sinh Việt Nam. Kỳ thi này không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt 12 năm học phổ thông mà còn là “cánh cửa” mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển tiếp theo.

Giáo dục
Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

(CLO) Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024.

Giáo dục