Vụ kiện tranh chấp quốc tế đòi bồi thường 20 tỷ Euro, hai ngân hàng Việt Nam có liên quan?

Thứ năm, 18/03/2021 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Toà án Trọng tài Quốc tế ICC đã chính thức phát đi thông tin mới nhất liên quan đến vụ Doanh nghiệp Việt Nam kiện Công ty tài chính Barclay Long (Vương Quốc Anh) đòi bồi thường 20 tỷ Euro.

Một doanh nghiệp Việt Nam kiện Công ty tài chính Vương Quốc Anh đòi 20 tỷ Euro!?

Công ty tài chính Vương Quốc Anh lên tiếng về vụ bị doanh nghiệp Việt Nam kiện đòi 20 tỷ Euro!

Thông báo xác nhận ngày 9/3/2021 của Toà án ICC về việc đã nhận các thông tin từ hai bên Nguyên đơn và Bị đơn của vụ kiện. (Ảnh - Chính Kỳ)

Thông báo xác nhận ngày 9/3/2021 của Toà án ICC về việc đã nhận các thông tin từ hai bên Nguyên đơn và Bị đơn của vụ kiện. (Ảnh - Chính Kỳ)

Theo đó hai ngân hàng của Việt Nam gồm Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Vietcombank có liên quan đến vụ kiện.

Cụ thể, thông tin phát đi vào ngày 9/3/2021 từ Toà án Trọng tài Quốc tế ICC (gọi tắt là Toà án ICC) gửi đến cho các bên liên quan theo hồ sơ vụ kiện số 25999/HTG cho biết, chính thức xác nhận phía Nguyên đơn là Công ty cổ phần Mekolor (trụ sở đặt tại 41 Cách Mạng Tháng Tám, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Việt Nam) và phía Bị đơn là Công ty Barclays Long Island Limited (trụ sở đặt tại số 01 Churchill Place, London, E14 5HP Vương Quốc Anh).

Đồng thời bổ sung “Các thực thể có liên quan khác” vào vụ kiện, gồm các bên: Công ty Wintershall Holding GmbH (Đức); Ngân hàng Deutsche Bank AG (Đức); Tổ chức SWIFT.com; Công ty TNHH quốc tế ARISARA (Thái Lan); Ngân hàng United Overseas Bank PCL (Thái Lan); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); ông Võ Xuân Trường.

Theo thông tin phát đi từ Toà án ICC cho thấy có hai ngân hàng Việt Nam được đưa vào diện

Theo thông tin phát đi từ Toà án ICC cho thấy có hai ngân hàng Việt Nam được đưa vào diện "Các thực thể có liên quan khác" của vụ kiện đó là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Vietcombank. (Ảnh - Chính Kỳ)

Động thái xác nhận các bên tranh chấp gồm phía Nguyên đơn, Bị đơn và bổ sung “Các thực thể có liên quan khác” vào vụ kiện của Toà án ICC được thể hiện ngay sau khi phía Công ty Barclays Long Island Limited chính thức lên tiếng phản hồi gửi đến Toà án ICC.

Như vậy, theo diễn biến thông tin vụ kiện cho thấy, Toà án ICC đã chính thức xác lập tranh chấp giữa các bên liên quan và đã tiến hành gửi thông tin đến các bên nhằm chuẩn bị các bước tiếp theo của vụ kiện theo Luật Trọng tài ICC, Paris, Pháp.

Ngay sau khi Toà án ICC phát đi thông tin gửi cho các bên liên quan, một ngày sau, ngày 10/3/2021, phía Công ty Barclays Long Island Limited – ông Vishal Shah, Giám đốc Uỷ thác làm đại diện đã tiếp tục có thông tin phản hồi bằng cách gửi yêu cầu bổ sung thêm các bên liên quan để tham gia tranh chấp cùng vụ kiện.

Đặc biệt, theo nội dung yêu cầu mới này, phía Công ty Barclays đã chính thức bổ sung, yêu cầu Toà án ICC chuyển hồ sơ cho phía Interpol và Tòa án Hình sự Quốc tế để làm rõ hành vi của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến dấu hiệu sai phạm trong vụ việc này.

A1
Đại diện Công ty Barclays Long Island Limited - ông Vishal Shah, Giám đốc Uỷ thác tiếp tục gửi yêu cầu bổ sung đến Toà án ICC nhằm yêu cầu Toà án ICC chuyển hồ sơ cho phía Interpol và Tòa án Hình sự Quốc tế để làm rõ hành vi của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến dấu hiệu sai phạm trong vụ việc này. (Ảnh - Chính Kỳ)

Đại diện Công ty Barclays Long Island Limited - ông Vishal Shah, Giám đốc Uỷ thác tiếp tục gửi yêu cầu bổ sung đến Toà án ICC nhằm yêu cầu Toà án ICC chuyển hồ sơ cho phía Interpol và Tòa án Hình sự Quốc tế để làm rõ hành vi của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến dấu hiệu sai phạm trong vụ việc này. (Ảnh - Chính Kỳ)

Chiếu theo văn bản bổ sung mới nhất của Công ty Barclays gửi tới Toà án ICC cho thấy, sự việc tranh chấp đòi bồi thường 20 tỷ Euro đang có chiều hướng leo thang, căng thẳng, thể hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến các tổ chức, cá nhân của các bên liên quan vụ kiện.

Xác nhận với phóng viên (PV) về thông tin phát đi của Toà án ICC gửi đến các bên liên quan, phía doanh nghiệp Việt Nam, ông Võ Xuân Trường - Giám đốc Công ty CP Mekolor cho biết: “Doanh nghiệp của ông cũng đã nhận được thông báo từ Toà án ICC về việc bổ sung thêm các bên liên quan vào vụ kiện.

Ngoài ra, việc Công ty Barclays Long Island Limited tiếp tục gửi thông tin phản hồi cho Toà án ICC yêu cầu bổ sung thêm các bên liên quan khác vào vụ kiện đã cho thấy tính nghiêm trọng của vụ kiện, đồng thời qua đó cũng góp phần cho thấy rõ ràng hơn việc công ty chúng tôi ký kết hợp đồng vay là có thật, và chúng tôi cũng đã thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng nhưng đang phải chịu thiệt hại cho việc chậm trễ số tiền vay như hợp đồng cam kết.

Còn đối với việc các bên liên quan xử lý việc kiểm tra hệ thống hoặc chứng minh tính đúng sai của việc chuyển tiền, hay các văn bản trả lời từ phía ngân hàng Việt Nam thì chúng tôi không tiện bình luận, bởi hiện nay, hệ thống tài chính thế giới rất rõ ràng và minh bạch!

Chúng tôi chỉ mong sao vụ việc sớm kết thúc để doanh nghiệp tiến hành triển khai dự án “hóa rồng” cho vùng đất địa linh nhân kiệt này bằng một bản lĩnh của trí tuệ Việt” – ông Trường quả quyết nói!

Đối với hai ngân hàng phía Việt Nam được Toà án ICC đưa vào diện “Các thực thể có liên quan khác” của vụ kiện tranh chấp đòi bồi thường 20 tỷ Euro đó là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Ngân hàng Vietcombank, thì theo tìm hiểu của phóng viên (PV) hiện hai ngân hàng vẫn chưa có động thái thông tin đến báo giới về sự việc này.

Để tìm hiểu thêm quan điểm của NHNN trước thông tin mới từ Toà án ICC phát đi, PV đã trao đổi với Lãnh đạo Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN) và được biết liên quan đến sự việc này lãnh đạo NHNN đã giao cho Vụ Truyền thông xử lý.

PV cũng đã chủ động liên lạc trực tiếp cho Vụ trưởng Vụ Truyền thông NHNN, đồng thời cũng đã gửi các câu hỏi và chờ phản hồi từ đại diện NHNN liên quan đến sự việc này.

Riêng phía Ngân hàng Vietcombank, qua trao đổi với bộ phận truyền thông của ngân hàng về thông tin Toà án ICC đưa Ngân hàng Vietcombank vào bên có liên quan của vụ kiện, vị đại diện truyền thông phía Vietcombank cho biết hiện chỉ mới nắm thông tin từ phóng viên chứ chưa biết phía Toà án ICC có gửi thông tin này cho Vietcombank không?

Đồng thời phía đại diện truyền thông của Vietcombank hứa sẽ chuyển thông tin này tới bộ phận pháp lý của ngân hàng để hỏi và xác minh lại, sau đó nếu có thông tin mới sẽ phản hồi đến phóng viên sau.

Chính Kỳ

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp