WB cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,9%, cảnh báo nguy cơ 'đình lạm'

Thứ tư, 08/06/2022 09:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm thứ Ba (7/6), Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu gần 1/3, xuống chỉ còn 2,9% cho năm 2022; cảnh báo rằng xung đột Nga-Ukraine đã làm tăng thêm thiệt hại từ đại dịch Covid-19 và nhiều quốc gia có thể đối mặt với suy thoái.

Nguy cơ "đình lạm" hiện hữu

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới cho biết kinh tế thế giới hiện đang bước vào giai đoạn có thể trở thành "một thời kỳ tăng trưởng yếu và lạm phát gia tăng".

wb cat giam du bao tang truong toan cau xuong 29 canh bao nguy co dinh lam hinh 1

Sự thiếu hụt nguồn cung và giá cả tăng cao đang gây sức ép cho nền kinh tế thế giới. Ảnh: Reuters

wb cat giam du bao tang truong toan cau xuong 29 canh bao nguy co dinh lam hinh 2

Giá lương thực và phân bón đang tăng cao trên toàn cầu. Ảnh: Reuters

wb cat giam du bao tang truong toan cau xuong 29 canh bao nguy co dinh lam hinh 3

Cuộc chiến vẫn đang diễn ra dai dẳng ở Ukraine và các lệnh trừng phạt Nga ngày càng khiến tình hình tồi tệ. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết, tăng trưởng toàn cầu đang bị tác động bởi chiến tranh, các vụ phong tỏa Covid mới ở Trung Quốc, gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ, hay còn gọi là đình lạm theo thuật ngữ kinh tế - một giai đoạn tăng trưởng yếu và lạm phát cao từng xảy ra vào những năm 1970.

Malpass viết trong lời tựa của báo cáo: "Nguy cơ đình lạm ngày nay là đáng kể. Tăng trưởng chậm có khả năng sẽ kéo dài trong suốt thập kỷ do đầu tư yếu ở hầu hết thế giới. Với lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia và nguồn cung dự kiến sẽ tăng chậm, có nguy cơ lạm phát sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian dài”.

Malpass cho biết trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2024, tốc độ tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại 2,7 điểm phần trăm, nhiều hơn hai lần so với tốc độ giảm được thấy trong giai đoạn 1976-1979.

Báo cáo cảnh báo rằng việc tăng lãi suất cần thiết để kiểm soát lạm phát vào cuối những năm 1970 đã diễn ra quá mức, dẫn đến cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 1982, kèm theo một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Ayhan Kose, giám đốc đơn vị chuẩn bị dự báo của Ngân hàng Thế giới, nói với các phóng viên rằng có "một mối đe dọa thực sự" rằng việc thắt chặt các điều kiện tài chính nhanh hơn có thể sẽ đẩy một số quốc gia vào khủng hoảng nợ từng thấy trong những năm 1980.

Mặc dù có những điểm tương đồng với điều kiện hồi đó, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng, bao gồm sức mạnh của đồng đô la Mỹ, cũng như bảng cân đối kế toán nói chung mạnh mẽ tại các tổ chức tài chính lớn.

Malpass cho biết, để giảm thiểu rủi ro, các nhà hoạch định chính sách nên làm việc để điều phối viện trợ cho Ukraine, thúc đẩy sản xuất lương thực và năng lượng, đồng thời tránh các hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu có thể khiến giá dầu và lương thực tăng vọt. Ông cũng kêu gọi các nỗ lực đẩy mạnh xóa nợ, tăng cường nỗ lực kiềm chế Covid và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.

Tăng trưởng giảm trên toàn cầu

WB dự báo mức tăng trưởng toàn cầu giảm xuống còn 2,9% vào năm 2022 từ mức 5,7% vào năm 2021, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1 và cho biết tăng trưởng có thể sẽ dao động gần mức đó vào năm 2023 và 2024. Tổ chức này cho biết lạm phát toàn cầu sẽ ở mức vừa phải trong năm tới nhưng có thể sẽ vẫn vượt qua mục tiêu ở nhiều nền kinh tế.

Tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến được dự báo sẽ giảm mạnh xuống 2,6% vào năm 2022 và 2,2% vào năm 2023 sau khi đạt 5,1% vào năm 2021. Tăng trưởng của Mỹ đã giảm xuống 2,5% vào năm 2022, giảm từ 5,7% vào năm 2021; với khu vực đồng euro sẽ giảm 2,5% từ mức 5,4%.

Thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển đạt mức tăng trưởng chỉ 3,4% vào năm 2022, giảm từ mức 6,6% vào năm 2021 và thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng năm là 4,8% trong giai đoạn 2011-2019.

Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4,3% vào năm 2022 sau khi tăng trưởng 8,1% vào năm 2021. Nền kinh tế khu vực châu Âu và Trung Á, không bao gồm Tây Âu, dự kiến sẽ giảm 2,9% sau khi tăng trưởng 6,5% vào năm 2021. Trong khi, nền kinh tế Ukraine dự kiến sẽ giảm 45,1% và Nga là 8,9%.

Hoàng Anh (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

(CLO) Sáng ngày 16/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang thăm cấp nhà nước Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát hôm 15/5 nhưng đã qua cơn nguy kịch và đang dần ổn định trở lại. Ông là người chuyển chính sách đối ngoại của nước này theo hướng thân Nga và xa rời phương Tây.

Thế giới 24h
Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

(CLO) Thái Lan có thể phải xem xét di dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, theo một quan chức cấp cao của văn phòng biến đổi khí hậu nước này cho biết hôm 15/5.

Thế giới 24h
Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

(CLO) Indonesia hôm thứ Tư (15/5) đã thực hiện gieo việc hạt mây như một giải pháp để ứng phó với mưa lũ đang diễn ra nghiêm trọng ở đảo Sumatra. Tất nhiên, họ sẽ không gieo hạt mây ở vùng mưa lũ, mà ở các vùng lân cận, để ngăn mây và mưa đến khu vực này.

Thế giới 24h
Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

(CLO) Chính phủ Úc sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh (bao gồm "thị thực vàng") được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Thế giới 24h