World Cup 2022 và trận đấu của sự thật

Thứ tư, 04/01/2023 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bên cạnh các cuộc so tài bóng đá đỉnh cao, VCK World Cup 2022 còn được chứng kiến một trận đấu quyết liệt khác: trận đấu của sự thật chống lại thông tin sai lệch và thậm chí xuyên tạc.

Sự kiện: World Cup 2022

Với nhiều người, giải đấu vừa kết thúc ở Qatar còn là bức tranh phản chiếu rõ nét của vấn nạn tin giả, tin sai lệch đã trở nên rất nhức nhối trên MXH trong những năm gần đây.

Thuyết âm mưu từ một bài đăng Twitter

Những ngày trước trận khai mạc World Cup 2022 giữa chủ nhà Qatar và Ecuador vào ngày 20/11, một dòng tweet đã lan tin rằng đội tuyển đến từ Nam Mỹ đã bị mua chuộc và sẽ để thua 0-1 đội chủ nhà. Thuyết âm mưu khởi phát từ một tài khoản Twitter của một người tên là Amjad Taha rồi sau đó nó đã lan sang các MXH khác và thậm chí một số trang tin trên thế giới.

Chỉ sau 3 phút đầu tiên của trận khai màn World Cup 2022, một bàn thắng của Ecuador đã bị từ chối do lỗi việt vị mà ban đầu có vẻ khá khó hiểu, khiến càng có nhiều người tin vào thuyết âm mưu này hơn.

world cup 2022 va tran dau cua su that hinh 1

World Cup 2022 không chỉ có các trận đấu trên sân cỏ, mà còn cả một cuộc chiến thông tin. Ảnh: Getty

Taha - với hơn 400.000 người theo dõi trên Twitter, tự xưng là “chuyên gia chính trị chiến lược”“người đứng đầu khu vực của Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông của Vương quốc Anh”. Tuy nhiên, các hãng truyền thông và tổ chức lớn trên thế giới sau đó đã vạch trần rằng chẳng hề có sự tồn tại nào của tổ chức với cái tên rất “kêu” nói trên. Còn về trận đấu giữa Qatar và Ecuador, kết quả cuối cùng thì như đã biết, Qatar đã để thua Ecuador 0-2 và câu chuyện về thuyết âm mưu đó đã sớm tan biến.

Dòng tweet giả mạo và nhân vật mờ ám sau nó đã cho thấy một cái nhìn rõ nét về việc kỳ World Cup ở Qatar, cũng như nhiều sự kiện lớn gây tranh cãi khác trong năm 2022 như cuộc chiến Nga - Ukraine, chính là mảnh đất màu mỡ cho thông tin sai lệch nảy mầm và phát triển. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của truyền thông MXH đã biến giải đấu này trở thành một sự kiện thể thao có thông tin sai lệch nhiều nhất cho đến nay. Hay nói cách khác World Cup 2022 là một hình ảnh phản chiếu về cuộc chiến thông tin đã diễn ra khoảng một thập kỷ gần đây trên toàn cầu.

Những gì vừa xảy ra tại World Cup 2022 nói riêng, thế giới truyền thông nói chung đã đặt ra 2 câu hỏi cần thiết cho thời đại của chúng ta: Chúng ta nên tin tưởng bao nhiêu vào những điều chúng ta thấy và đọc (đặc biệt trên MXH)? Và chúng ta có thể tin tưởng vào giá trị thực của những lời khen ngợi hoặc chỉ trích hay không?

Thật đáng lo khi thông tin xuyên tạc về việc “Qatar mua chuộc Ecuador” để thua trận khai mạc đã lan truyền rất xa, dù nó chỉ đến từ một tài khoản Twitter của một cá nhân không rõ ràng. Thậm chí, thông tin này còn được một số hãng tin khá tin cậy trên khắp thế giới đăng tải lại chỉ vì họ muốn “bám trend”, gồm cả tờ De Telegraaf ở Hà Lan, cũng như hai tờ báo lớn khác của Ấn Độ là Economic Times và Hindustan Times.

world cup 2022 va tran dau cua su that hinh 2

Số lượng người xem truyền hình tăng mạnh tại World Cup 2022. Ảnh: FIFA

World Cup 2022 đạt kỷ lục về lượng người xem truyền hình

Dù có nhiều tranh cãi, song tình yêu bóng đá của NHM toàn cầu và sự bùng nổ của công nghệ truyền thông trực tuyến đã giúp cho VCK World Cup 2022 đạt số lượng người xem truyền hình kỷ lục. Theo ước tính sơ bộ, trận chung kết Argentina - Pháp đã vượt con số 562 triệu người xem trận chung kết giữa Ðức và Argentina tại World Cup 2014. Ðiều đó có nghĩa đây là sự kiện thể thao đơn lẻ được xem nhiều nhất trong lịch sử truyền hình. FIFA cũng ước tính rằng World Cup 2022 đã thu hút không dưới 5 tỷ người xem truyền hình, vượt trội so với kỷ lục 3,57 tỷ người ở giải đấu 4 năm trước tại Nga.

Chưa hết, cũng chỉ vì muốn có nhiều “view”, nhiều “like” mà một số tờ báo thậm chí đã góp phần lan truyền nguồn tin gây sốc trên một cách bất chấp. Trong một video TikTok của hãng tin thể thao Barstool Sports ở Mỹ, thu hút tới 1,3 triệu view, người dẫn chương trình còn trích dẫn cả dòng tweet gốc: “Anh ấy là một người hợp pháp, anh ấy có 430.000 người theo dõi. Anh ấy là một chuyên gia về các vấn đề chính trị chiến lược và là người đứng đầu khu vực của Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông của Anh”!!!

Một tài khoản trên MXH có nhiều người theo dõi, hay thậm chí có “tích xanh”, cũng không có nghĩa là những gì họ đang nói là đúng. Rõ ràng, bất kỳ ai cũng có thể tự gọi mình là “chuyên gia chính trị chiến lược”, kể cả bạn và tôi. Dịch vụ “tích xanh” giờ còn đang được Twitter rao bán với giá chỉ 8 USD mỗi tháng!

Chính HLV Felix Sanchez của ĐTQG Qatar tại World Cup 2022 vừa rồi cũng buộc phải đăng đàn để bác bỏ tin đồn dàn xếp tỷ số vào đêm trước trận đấu với Ecuador; cũng như nói về vấn nạn tin giả, tin sai lệch nói chung trên Internet. Ông cho biết: “Có rất nhiều thông tin sai lệch. Internet là một công cụ tuyệt vời nhưng nó cũng rất nguy hiểm”.

Tin giả có nhiều khả năng lan truyền nhanh khi có một phần sự thật trong đó. Dù không có bằng chứng nào cho thấy Qatar sẽ dàn dựng trận đấu với Ecuador, song tin đồn nói trên lại khiến cho rất nhiều người tin. Vấn đề là bởi thông tin này được trộn lẫn trong dòng thông tin tiêu cực hoặc vẫn đang gây tranh cãi xoay quanh giải đấu, như vấn đề lao động nhập cư, quyền của phụ nữ và người đồng giới ở Qatar.

Tin sai lệch, tin giả tràn lan tại World Cup 2022

Tất nhiên, trận chiến bảo vệ sự thật còn diễn ra bối cảnh rộng lớn hơn và nghiêm trọng hơn. Hàng loạt những thông tin sai lệch và xuyên tạc khác đã diễn ra trước và trong khi giải đấu diễn ra. Trước thềm World Cup 2022, một chiến dịch có tên “Qatar Welcomes You”, tạm dịch: “Qatar chào mừng Bạn”, đã được lan truyền trên mạng xã hội. Nó tuyên bố những “hướng dẫn chính thức” từ Qatar dành cho du khách đến xem World Cup 2022, với nhiều nội dung tiêu cực cho thấy Qatar đã lên kế hoạch hạn chế quyền tự do cá nhân của NHM trong suốt giải đấu.

world cup 2022 va tran dau cua su that hinh 3

Toàn cảnh một Trung tâm báo chí tại VCK World Cup 2022. Ảnh: PIQ

Nhà báo nước ngoài ca ngợi cơ sở hạ tầng World Cup 2022

BTC World Cup 2022 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các cơ quan truyền thông bằng cách tạo ra các trung tâm truyền thông khổng lồ được trang bị các phương tiện và công nghệ hiện đại nhất. Ðại diện cho các nhà báo nước ngoài đến World Cup 2022 tác nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Thể thao Quốc tế Gianni Merlo, thừa nhận rằng Qatar đã cung cấp cho các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới những phương tiện tốt nhất để họ có thể hoàn thành vai trò của mình.

Tuy nhiên, sự thật là theo các nền tảng xác minh thông tin như Misbar và AFP Factuel, đây hoàn toàn không phải là chiến dịch do một cơ quan chính thức của Qatar ban hành. BTC của nước chủ nhà Qatar cũng đã tuyên bố trên tài khoản Twitter chính thức của mình rằng bài đăng “Qatar chào mừng Bạn” không phải do cơ quan chính thức ban hành.

Trước thềm World Cup 2022, cũng xuất hiện nhiều thông tin trên MXH rằng các thành phố của Pháp sẽ không chiếu World Cup vì Qatar từ chối người hâm mộ LGBT+ vào nước này. Sự thật là Paris đã cùng với một số thành phố khác của Pháp chỉ hạn chế chiếu các trận đấu World Cup 2022 trên màn hình lớn hay thiết lập các khu vực “fan zone” thường có dành cho NHM trong mỗi kỳ World Cup; đồng thời còn chỉ vì các vấn đề môi trường và xã hội, chứ chẳng liên quan gì đến người đồng giới.

Nghiêm trọng hơn, đã có nhiều cáo buộc trên MXH rằng hơn 6.500 công nhân nước ngoài thiệt mạng ở Qatar trong quá trình chuẩn bị cho World Cup 2022. Đúng là vào năm 2021, tờ Guardian của Anh đã xuất bản một bài báo với tiêu đề kiểu như vậy, song nội dung không hề nói rằng số người chết trên là do trực tiếp tham gia vào công việc xây dựng các cơ sở hạ tầng World Cup 2022. Bài báo ghi rõ rằng chỉ có 37 công nhân tử vong liên quan trực tiếp đến việc xây dựng các SVĐ World Cup. Số người lao động nước ngoài tử vong rất lớn nói trên là thống kê chung trong vòng 10 năm tại Qatar trước thềm World Cup 2022 bởi nhiều nguyên nhân như: bệnh tật, tội phạm giết người hay tai nạn giao thông. Tuy nhiên, nhiều tài khoản trên MXH đã lợi dụng chi tiết này để xuyên tạc thông tin.

world cup 2022 va tran dau cua su that hinh 4

Các CÐV Qatar đến tham dự một trận đấu tại World Cup 2022. Ảnh: GI

Như đã nói, các thông tin sai lệch thường dựa vào những nguồn tin chính thống hoặc sự thật nói chung để xuyên tạc, nên dễ đánh lừa người đọc trên MXH. Ví như về vấn đề uống rượu, Qatar từ lâu đã chỉ cho phép bán đồ uống có cồn cho những người trên 21 tuổi tại các khách sạn, nhà hàng và quán bar được cấp phép; không bao giờ bán trên đường phố hoặc những nơi công cộng khác. Chứ không phải việc cấm uống bia rượu ở Qatar chỉ mới có tại World Cup 2022. Trong thời gian diễn ra World Cup, thậm chí các khu vực bổ sung còn được thiết lập để phục vụ đồ uống có cồn cho các CĐV.

Một số tin sai lệch đã cảnh báo rằng Qatar sẽ cấm quan hệ tình dục ngoài hôn nhân trong thời gian diễn ra World Cup 2022 với hình phạt lên tới 7 năm tù, như thể lệnh cấm này chỉ diễn ra trong thời gian diễn ra giải đấu. Thực tế, Bộ luật Hình sự của Qatar hình sự hóa các vấn đề tình dục ngoài hôn nhân từ lâu. Giới chức Qatar đã nhiều lần xác nhận trên các kênh thông tin ngoại giao rằng họ yêu cầu du khách tôn trọng “các giá trị và truyền thống của chúng tôi”.

Cuộc chiến bên ngoài sân cỏ

Cuộc chiến của sự thật tại World Cup 2022 cũng không chỉ diễn ra trên mặt trận thông tin, mà còn ở khía cạnh rộng lớn hơn. Lưu ý, không chỉ có tin giả mà tại World Cup 2022 còn có cả “CĐV giả” - một thuật ngữ có lẽ lần đầu xuất hiện ở World Cup, dù rằng hiện tượng này từng diễn ra ở nhiều giải đấu nhỏ hoặc mang tính đặc thù.

Thông thường để có một chỗ ngồi trong bất kỳ trận đấu nào tại World Cup trước đây là rất khó khăn. Song do Qatar có dân số nhỏ (chỉ gần 3 triệu người), phần lớn còn là dân nhập cư có thu nhập hạn chế, nên ở World Cup 2022 việc để có đủ số CĐV lấp đầy các SVĐ là không phải dễ. Thực tế, người xem trên khắp thế giới đều nhận thấy có nhiều trận đấu tại World Cup 2022 khá vắng khán giả.

world cup 2022 va tran dau cua su that hinh 5

Hai nhà báo Khalid al-Misslam và Grant Wahl qua đời tại World Cup 2022. Ảnh: Twitter/Gett

Hai nhà báo không may thiệt mạng ở World Cup 2022

Rất đáng tiếc khi hai nhà báo đã không may qua đời khi đang trong quá trình đưa tin về World Cup 2022. Ðó là phóng viên ảnh của nước chủ nhà Khalid al-Misslam và nhà báo thể thao nổi tiếng người Mỹ Grant Wahl. Hiệp hội Báo chí Thể thao Quốc tế (AIPS) xác nhận rằng Khalid al-Misslam qua đời vì một cơn đau tim. Trong khi đó, nhà báo Wahl đã được xác nhận tử vong do “chứng phình động mạch” trong lúc đang theo đưa tin về trận tứ kết Argentina - Hà Lan.

Vào tháng 10 năm 2022, trang web chính thức của World Cup 2022 đã đăng một bài báo giải thích về Mạng lưới thủ lĩnh người hâm mộ là một cộng đồng gồm 400 thủ lĩnh người hâm mộ và những người có ảnh hưởng từ 60 quốc gia, những người sẽ góp phần giúp quảng bá và xây dựng hình ảnh cho giải đấu. Điều này phần nào giải thích tại sao World Cup 2022 năm nay chứng kiến rất, rất nhiều cựu danh thủ và huyền thoại bóng đá dự khán các trận đấu, dù nó có thể không liên quan đến đội tuyển quốc gia của họ.

Đáng lưu ý nữa là thường có hàng nghìn CĐV thường xuất hiện đằng sau khung thành trong 3 trận đấu có nước chủ nhà Qatar. Họ mặc áo phông màu hạt dẻ truyền thống của ĐTQG nước này, nhảy theo nhịp điệu để cổ vũ theo cách tương tự như các CĐV cuồng nhiệt thường làm tại các trận đấu ở châu Âu, Nam Mỹ hoặc những nơi khác ở Trung Đông.

Điều này có vẻ đặc biệt ở Qatar, vì quốc gia này không có văn hóa cổ động bóng đá như vậy. Một nhà tư vấn truyền thông có kinh nghiệm làm việc tại Qatar, người muốn giấu tên để bảo vệ các mối quan hệ làm ăn, cho biết: “Họ không có kiểu truyền thống đó, đó không phải là tích cực hay tiêu cực, mà chỉ là một thực tế”.

Tờ New York Times tiết lộ rằng những CĐV bóng đá Lebanon đã được cung cấp các chuyến bay miễn phí, chỗ ở, vé xem trận đấu, thức ăn và một khoản trợ cấp để mang “văn hóa bóng đá cuồng nhiệt” đến các trận đấu của Qatar. Bài báo thậm chí còn cho biết những CĐV đã đến hai tháng trước đó để “tập dượt các động tác được dàn dựng sẵn”.

Trong khi đó, tờ báo uy tín khác là The Times của Anh cũng đưa tin về một “chương trình Thủ lĩnh người hâm mộ”, trong đó 40 CĐV từ Anh và Xứ Wales, cũng như nhiều quốc gia khác, đã được được Qatar mời đến để tham dự World Cup để “truyền tải những thông điệp tích cực”, hát một số bài hát khi được yêu cầu và báo cáo các bài đăng quan trọng trên mạng xã hội.

Tất nhiên, việc tuyển mộ một đội ngũ để khuếch trương hình ảnh một sự kiện thể thao không có gì đáng nói, giống như việc các trận đấu bóng đá đỉnh cao vẫn thường thuê ca sĩ, vũ đoàn hay ban nhạc đến cổ vũ. Song điều quan trọng là người xem cần phải biết rằng các sự kiện đó nằm trong chương trình quảng bá. Giống như trong lĩnh vực báo chí, độc giả cần phải biết họ đang đọc một bài quảng cáo hay một bài báo tin tức thực sự!

Trần Hòa

Bình Luận

Tin khác

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế