Xây dựng chuỗi liên kết giá trị: Bài học từ cây vải Bắc Giang

Thứ bảy, 29/08/2020 06:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi dư luận xôn xao với việc một hộp 8 quả vải Việt Nam được bán tại Nhật Bản với giá hơn 200.000 VNĐ, nhiều người tỏ ra bái phục cách làm nông nghiệp bài bản, chuyên nghiệp của những thương nhân Nhật Bản.

Bài liên quan

Bởi, giá trị thu về từ 8 quả vải ấy gấp nhiều lần giá trị của nhiều chùm vải được bán trên thị trường Việt Nam. Chỉ một phép so sánh đơn giản như vậy để thấy rằng, việc xây dựng chuỗi liên kết giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản Việt để có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ vẫn là yêu cầu cấp thiết của những người làm nông sản Việt.

Không để “nước đến chân mới nhảy”

Mùa dịch Covid-19 năm nay, giữa những tín hiệu không mấy khả quan trong xuất khẩu nông sản nói chung khi hàng loạt mặt hàng tỷ USD bị sụt giảm nghiêm trọng thì điểm sáng dễ nhận thấy nhất chính là câu chuyện lần đầu tiên vải thiều tươi của Việt Nam được xuất khẩu thành công vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Nhật Bản.

Những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên kệ siêu thị tại Nhật Bản vào ngày 21/6. Vải được đóng vào hộp nhỏ 200gram, bán với giá khuyến mãi là 489 yen (giá gốc là 537 yen), tương đương hơn 100.000 đồng/hộp. Tính ra, giá vải thiều Việt Nam bán tại Nhật trên 500.000 đồng/kg. Đáng lưu ý, ngay trong ngày mở bán đầu tiên, lô vải thiều tươi 2 tấn của Việt Nam được chuyên chở bằng máy bay sang Nhật đã bán hết sạch chỉ trong vòng vài tiếng. Doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao, khen quả vải của Việt Nam đạt chất lượng tốt.

Giá trị gia tăng đối với hàng nông sản chủ yếu do khâu chế biến.

Giá trị gia tăng đối với hàng nông sản chủ yếu do khâu chế biến.

Quả thật, Bắc Giang đã tổ chức chu đáo khâu chuẩn bị các điều kiện về phòng bệnh, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nơi đón các chuyên gia Nhật Bản được phun khử khuẩn thường xuyên. Song song với đó, tỉnh cũng đã thực hiện việc xin ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện tốt nhất cho chuyên gia nhập cảnh Việt Nam khi cả nước trong giai đoạn “bế quan tỏa cảng”, hạn chế nhập cảnh đối với bất kỳ khách nước ngoài nào. Các chuyên gia Nhật khi ấy đã đến trực tiếp kiểm tra vùng trồng vải thiều ngay từ khi trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch, bảo quản, sơ chế ở tại đúng vườn vải mà họ xác nhận từ đầu mới được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Bài học thành công của vải thiều Bắc Giang còn là minh chứng điển hình cho câu chuyện liên kết từ vùng nguyên liệu đến tiêu thụ, tạo ra sự thành công lớn. Song câu chuyện trái vải thiều xuất ngoại cũng gợi mở cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Muốn lọt qua các cánh cửa khó tính, nhất là thị trường Nhật Bản, Mỹ, quả vải thiều cũng phải trải qua nhiều tiêu chuẩn ràng buộc khắt khe của nước sở tại và phải được chiếu xạ để diệt 16 loại vi khuẩn, nấm bệnh ngừa dịch hại… Với thị trường EU lần này, vấn đề đảm bảo vệ sinh, khử trùng của loại quả vải Việt Nam cũng được đặt lên hàng đầu.

Thời điểm này, trong khi cả nước đang phải chung tay giúp bà con nông dân tiêu thụ hàng loạt nông sản thì câu chuyện về vải thiều xuất ngoại lại mở ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ về một cách làm ăn bài bản, mang tính chuyên nghiệp hơn. Đó không chỉ là duy trì cho được một quy trình sản xuất tiêu chuẩn để luôn bảo đảm chất lượng đồng đều, không có dư lượng hóa chất trong mỗi sản phẩm mà còn là vấn đề đầu tư công nghệ chế biến bảo quản hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Việc xây dựng chữ tín trong xuất khẩu nông sản và nâng cao việc hướng dẫn trồng trọt, thu hoạch, bảo quản cho các nhà trồng vải thiều lúc này cần hơn bao giờ hết. Bài học về trái thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm xưa vẫn còn nguyên giá trị. Sau lô đầu tiên, chỉ một người tiêu dùng phát hiện sâu trong quả đã lập tức bị dừng lại mất 10 năm sau mới quay trở lại được thị trường Nhật. Do vậy, hành trình quả vải sau bao năm truân chuyên, long đong với điệp khúc được mùa rớt giá. Nay quả vải đã “xuất ngoại” vào các thị trường khó tính nhất nhưng cũng tràn đầy tiềm năng về giá trị xuất khẩu, một lần nữa nhắc chúng ta về việc liên kết chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất khẩu. Việc này phải có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước, chứ không phải là chuyện “nước đến chân mới nhảy”.

Nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho nông sản Việt bằng cách nào?

Theo các chuyên gia, để thu được hiệu quả hơn ở các quốc gia tham gia hiệp định EVFTA thì vấn đề tạo ra mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, để nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa, đồng thời đẩy nhanh tiến độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Mà muốn có được sự liên kết ấy người nông dân phải có “đại diện” của mình để ký kết với doanh nghiệp. Tự từng hộ nông dân không thể làm được điều đó. Vì vậy, việc thành lập những hợp tác xã kiểu mới cần được đẩy mạnh hơn.

Tại Nhật, vải thiều là một mặt hàng rất có giá trị.

Tại Nhật, vải thiều là một mặt hàng rất có giá trị.

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng chính là chuyển đổi phương thức sản xuất, từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn; thay thế vật nuôi, cây trồng ít giá trị bằng vật nuôi, cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường của các bên tham gia hiệp định, họ cần gì thì mình đáp ứng, có nghĩa là “bán cái người ta cần chứ không chỉ bán cái mình có”.

Như vậy, gốc rễ vấn đề chính là sự đổi mới tư duy trong nông nghiệp, là sự đầu tư chiến lược cho nông nghiệp. Nông nghiệp vẫn được coi là “trụ đỡ của nền kinh tế”, thì nay chính là thời điểm bứt phá một lần nữa, nếu không muốn chậm chân. Để làm được điều này, ngành nông nghiệp đang hướng tới xây dựng hệ thống chuỗi giá trị liên kết giữa các mắt xích với nhau. Đặc biệt, là việc xây dựng được những vùng nguyên liệu sản xuất gắn với số hóa có thể truy xuất được nguồn gốc, thay đổi tư duy làm nông nghiệp một cách thô sơ của người nông dân.

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, đã đến lúc nông dân, doanh nghiệp cần phải thực sự chủ động, đổi mới trong mô hình sản xuất và cả trong mối quan hệ tương tác với các chủ thể của chuỗi giá trị sản phẩm, cũng như có cách tiếp cận bài bản vào các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng.

Các hiệp định không chỉ dừng lại ở các hàng rào thuế quan đã được cắt giảm, không phụ thuộc vào vị trí chính trị của các nước tham gia mà phụ thuộc chính vào năng lực cạnh tranh của hàng nông sản. Điều đó có nghĩa là phụ thuộc chính vào khả năng sản xuất của chúng ta. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn phải gắn với quy mô và hình thức sản xuất mới để tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu cao của hàng rào kỹ thuật.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản để nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản đáp ứng với điều kiện xuất khẩu theo ưu đãi của EVFTA cũng như tiêu thụ trong nước, nông sản Việt cần có cách tổ chức kênh phân phối sao cho hiệu quả để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Thông tin sản phẩm phải minh bạch để người tiêu dùng trong nước tin tưởng sản phẩm trong nước hơn sản phẩm nhập khẩu. Do đó, các ngành hàng cần tiếp tục tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hiệp hội, ngành hàng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà xuất khẩu, liên kết chuỗi giá trị sản xuất giữa người sản xuất và doanh nghiệp.           

Trước tiên, đó là các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm không chỉ là VietGAP mà phải nâng lên GlobalGAP. Hay năng lực chế biến nông sản cũng cần được tăng lên để phù hợp hơn với EU, nơi có khoảng cách địa lý lớn với Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ phải phát triển các sản phẩm có sự chế biến tốt, có thể bảo quản dài ngày, kể cả trái cây lẫn thủy sản để có thể chinh phục được thị trường này.

Đặc biệt, vai trò điều tiết vĩ mô của Chính phủ vô cùng quan trọng, tạo nền tảng cơ chế chính sách và quy hoạch hợp lý, định hướng cho các doanh nghiệp nông sản và người nông dân có thể khai thác lợi thế, phát huy năng lực sản xuất, khẳng định được vị trí của nông sản Việt Nam trên thị trường EU rộng lớn.

Ngọc Hải

Tin khác

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp