XIaomi cân nhắc tự sản xuất chip, tránh bị động như Huawei

Thứ tư, 17/07/2019 07:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xiaomi đã mua lại khoảng 6% cổ phần của công ty thiết kế chip VeriSilicon Holdings Co Ltd, để trở thành cổ đông lớn thứ tư.

XIaomi cân nhắc tự sản xuất chip, tránh bị động như Huawei.

XIaomi cân nhắc tự sản xuất chip, tránh bị động như Huawei.

Đặt trụ sở chính tại Thượng Hải, VeriSilicon có các trung tâm nghiên cứu & phát triển tại Mỹ và Trung Quốc với mục tiêu cốt lõi là tạo ra đổi mới trong ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này sẽ đảm nhận một phần công việc thiết kế chất bán dẫn cho các công ty sản xuất chip khác.

Xiaomi đã trở thành cổ đông bên ngoài lớn thứ hai của công ty này. Kể từ khi phát hành chiếc smartphone đầu tiên vào đầu thập niên 2010, họ đã phát triển nhanh chóng và trở thành hãng smartphone lớn thứ tư thế giới trong quý đầu tiên của năm nay. Tuy nhiên, hãng này vẫn chưa gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực vi xử lý.

Khoản đầu tư này đến vào thời điểm khi chính phủ Trung Quốc xác định chip là một trong hàng loạt yếu tố giúp quốc gia này trở thành tự chủ theo sáng kiến "Made in China 2025".

SoC tự thiết kế đầu tiên của Xiaomi, Surge S1.

SoC tự thiết kế đầu tiên của Xiaomi, Surge S1.

Năm 2014, công ty ra mắt bộ phận bán dẫn của riêng mình và ba năm sau, họ giới thiệu bộ xử lý SoC tự thiết kế đầu tiên của mình, Surge S1. Con chip này được trang bị trên smartphone Mi 5 của Xiaomi nhưng không được triển khai rộng rãi.

Sau đó, Xiaomi hoàn toàn “im hơi lặng tiếng” ở mảng chip. Đến tháng 4 năm nay, một bản ghi nhớ nội bộ bị rò rỉ cho biết Xiaomi sẽ thành lập một công ty con có tên Big Fish chuyên sản xuất chip cho các thiết bị IoT. Như vậy, thương vụ mua lại cổ phần của VeriSilicon Microelectronics rất có thể là điểm khởi đầu của dự án.

Xiaomi không phải hãng duy nhất của Trung Quốc có tham vọng tự thiết kế chip. Hãng sản xuất chip HiSilicon, công ty con của Huawei đã tạo nên các bộ xử lý Kirin cho các smartphone của riêng họ. Các bộ xử lý này được nhiều chuyên gia cho rằng nó có thể cạnh tranh ngang ngửa với những con chip hàng đầu của hãng Qualcomm. 

Cuộc chiến thương mại với Mỹ trong thời gian vừa qua đang trở thành động lực thúc ép các hãng Trung Quốc tăng cường cho nỗ lực tự phát triển chip. Nhờ vậy, các hãng sẽ chủ động hơn và ít bị phụ thuộc vào lệnh cấm của Mỹ như Huawei thời gian qua.

Quang Anh

Tags:

Tin khác

Xiaomi ra mắt màn hình 27 inch giá 2,6 triệu đồng

Xiaomi ra mắt màn hình 27 inch giá 2,6 triệu đồng

(CLO) Xiaomi mới đây đã ra mắt màn hình 27 inch, có tên gọi Redmi A27Q, tại thị trường Trung Quốc. Màn hình sở hữu độ phân giải 2K, tần số quét 100Hz, giá chỉ 2,6 triệu đồng.

Sức sống số
OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

OPPO K12 trình làng với giá từ 6,5 triệu đồng

(CLO) OPPO K12 mới đây đã chính thức trình làng tại thị trường Trung Quốc, máy được trang bị con chip Snapdragon 7 Gen 3, màn hình 120Hz, sạc nhanh 100W, giá từ 6,5 triệu đồng.

Sức sống số
Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

(CLO) Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.

Sức sống số
Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

(CLO) Samsung, một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại di động, đang chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới - bộ sạc nhanh 50W.

Sức sống số
Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, ngày 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.

Sức sống số