Xuân về bên thềm giếng

Thứ ba, 05/02/2019 16:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cũng như những đứa trẻ khác, chỉ cần trời hửng nắng sau những cơn mưa dằng dặc là tôi nhảy đứng nhảy ngồi ngó chừng Tết.

Bụng dạ cứ nao nao, làm gì, chơi gì cũng bồn chồn trông Tết. Nhưng tôi không xé lịch, không phải đếm lùi như mấy đứa nhỏ khác, vì tôi có một tín hiệu riêng để “dự báo” Tết. Thật dễ dàng, chỉ cần nhìn ra… luống gừng bên cạnh thềm giếng nhà bà thì sẽ biết Tết đang về tới đâu.

Không thế sao được, khi đã thành lệ là cỡ nửa tháng Chạp trở đi thì bà nội ở ngoài đám gừng nhiều hơn trong nhà. Cứ lui cui lo mấy bụi gừng mà quên luôn cô cháu gái đã ướm xong bộ đồ Tết và chờ ngắm, chờ khen. Bỏ mặc cô cháu gái hớn hở khoe áo mới, bà còn thủng thẳng dòm bụi gừng, đưa tay cào nhẹ một lớp đất thăm dò rồi bảo “Trúng Tết rồi!”. Lạ lắm. Nghe được câu đó, tôi thấy vui… gấp đôi chuyện được bà khen mặc đồ mới. Bởi hồi ấy tôi mặc định rằng, chỉ cần nghe câu đó của bà nội là thấy Tết.

Mua-dong-moc-chau-5

Thấy gừng là thấy Tết. “Gia quy” của bà tôi thì mứt gừng sẽ là lựa chọn số 1 cho thực đơn Tết. Với bà nội, Tết thiếu cái gì cũng được nhưng nhất định phải có mứt gừng. Tôi không thích vì gừng cay, bà bảo, gừng phải cay mới ngon. Hương vị cay nồng ngọt nhẹ mới đích thị là hương vị Tết. Ông nội xác nhận liền, còn gì sung sướng bằng ba bữa Tết được ngồi bên ấm trà nóng nhâm nhi mứt gừng.

Nói đến mứt gừng thì nhớ ngay cái thềm giếng nhà bà.

Gừng được nhổ, giũ đất cát rồi đem vô thềm giếng rửa sạch sẽ để chuẩn bị làm mứt. Được cái thềm giếng nhà nội núp dưới cây cam to nên mát rượi - cảnh hai bà cháu loay hoay với mấy củ gừng chắc là giống cái quang cảnh của những ngôi nhà trong truyện cổ tích ngày giáp Tết.

Gừng được bóc vỏ, rửa, ngâm, luộc, sên… tất cả các công đoạn đều được bà tôi thực hiện ngoài thềm giếng. Tôi không muốn ăn nhưng thích hít mùi thơm của gừng đem sên với đường nên cứ lẽo đẽo theo bà, à, điều quan trọng hơn là vì cứ hết một công đoạn làm mứt gừng thì tôi thấy mùa xuân nhích lại gần mình hơn một chút.

 ***

Cháu gái trưởng thành, xa quê, xa nội. Những mùa xuân nối tiếp đi qua, ngôi nhà lợp ngói vảy đã tan tành theo thời gian, bà nội đã thành người thiên cổ. Nơi ngày xưa, những ngày giáp Tết bà hay ngồi bên thềm giếng làm mứt gừng bây giờ chỉ còn lại một khu vườn hoang.

Tết về thăm lại nơi xưa, cháu gái đứng tần ngần, lùng tìm trong đám cỏ dại mùi thơm cay của mứt gừng, bỗng lặng người vì như thấy bóng bà lặng lẽ bên thềm giếng. Tâm thức lội ngược về tuổi thần tiên, nhớ những lần lén bà lấy trộm những miếng mứt gừng, ngậm hết phần ngọt rồi bỏ lại xác gừng vào chén, một chén đầy. Cũng hôm đó trời mưa nhưng một hai cũng thích đi chơi vì mưa xuân rất đẹp, đi chơi nhà các bạn, gặp gì cũng ních, hậu quả là bụng đau ê ẩm. Về nhà bà cho uống nước gừng thấy đỡ liền – mủi lòng muốn khóc khi hay bà lấy xác gừng cháu bỏ trong chén đem nấu nước để uống, trị đau bụng, cảm lạnh.

Lại xuân…

Mùa xuân này không còn bà, chỉ có cô cháu gái ngồi bên thềm giếng, nghe lòng ấm lại như vừa được uống ly nước gừng bà nấu.

Nguyễn Thị Bích Nhàn

Tin khác

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

(CLO) Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

(CLO) Vào đầu tháng 5, những cây hoa bằng lăng trên các con phố tại Hà Nội lại đua nhau bung nở khoe sắc tím rực rỡ, mang lại vẻ đẹp nên thơ cho Thủ đô vào những ngày đầu mùa Hè.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa