Xuất khẩu 80.000 tấn gạo xuất ngay trong năm 2020: Gạo Việt Nam rộng cửa vào EU

Thứ bảy, 12/09/2020 08:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù EU mới chỉ mới dành ưu đãi 0% cho 80.000 tấn gạo Việt, thấp hơn nhiều so với khả năng cung ứng song nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng đây là khởi đầu tốt cho sản phẩm gạo Việt chất lượng cao cũng như các loại gạo thơm.

0.000 tấn gạo đầu tiên của Việt Nam được xuất sang EU trong năm 2020 sau hiệp định EVFTA. Ảnh: TL

0.000 tấn gạo đầu tiên của Việt Nam được xuất sang EU trong năm 2020 sau hiệp định EVFTA. Ảnh: TL

Theo Bộ NNPTNT, ngay trong năm 2020, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam trung bình khoảng 600 USD/tấn, là mức giá cao nhất trong 9 năm gần đây.

Trước khi EVFTA có hiệu lực, mỗi tấn gạo của Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu vào EU khoảng 15% khiến giá thành cao hơn giá bán của gạo Thái Lan và Campuchia khiến gạo Việt không thể cạnh tranh nổi.

3 doanh nghiệp đầu tiên gửi hồ sơ xin chứng nhận vùng trồng và chủng gạo thơm để xuất khẩu sang Châu Âu (EU) theo quy định của EVFTA, gồm: Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Công ty CP Chế biến gạo Viễn Đông và Công ty TNHH Khánh Tâm.

Ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty CP công nghệ cao Trung An (Công ty Trung An), cho biết, doanh nghiệp đã tìm kiếm thị trường và đàm phán với các nhà nhập khẩu, hạn ngạch do EU trực tiếp giao cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Thị trường EU là thị trường đặc biệt cao cấp, có thể chấp nhận nhập khẩu gạo có phẩm cấp cao với giá lên đến 2.000 USD/tấn, nhưng bù lại, họ yêu cầu về chất lượng, vấn đề an toàn thực phẩm rất cao, đặc biệt là vấn đề về tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật luôn là rào cản lớn nhất để vào được thị trường này.

Do đó, Trung An đã tập trung triển khai chương trình cánh đồng mẫu lớn theo mô hình liên kết do Bộ NNPTNT chỉ đạo.

Hình thức liên kết trực tiếp với người nông dân theo phương thức đôi bên cùng có lợi “nông dân sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp”, mô hình trồng lúa cánh đồng lớn với kiểm soát nghiêm ngặt về nguồn tưới, hóa chất bảo vệ thực vật.

Đến nay, doanh nghiệp này đã phát triển được 30.000ha diện tích cánh đồng đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng của mình.

“Đặc biệt, Trung An đang dành riêng 800ha tại Kiên Giang phát triển vùng nguyên liệu lúa hữu cơ để đáp ứng khách hàng đặc biệt khó tính về chất lượng theo hình thức 100% tự nhiên không phân thuốc bảo vệ thực vật”, ông Phạm Thái Bình chia sẻ.

Theo ông Bình, đến nay, 100ha tại khu vực này đã được cấp chứng chỉ Organic của Mỹ và Châu Âu, đủ điều kiện để xuất khẩu vào các thị trường đặc biệt khó tính. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, diện tích Organic sẽ được mở rộng trên 700ha còn lại.

Ngoài ra, 800ha tại Kiên Giang vốn là rừng tràm nguyên sinh, được Trung An giữ nguyên hiện trạng và khai thác trồng lúa Organic và lúa sạch từ năm 2015.

Chính vì vậy, 700ha còn lại có thể đáp ứng đạt chuẩn canh tác Organic bất cứ lúc nào mà không mất thời gian cải tạo đất 3 năm như những cánh đồng truyền thống khác.

Ngoài gieo trồng, việc bảo quản sau thu hoạch là yếu tố tối quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để bảo quản bài bản tập trung, không làm mất đi chất lượng hạt gạo, Công ty Trung An đã sử dụng 10 silo sức chứa 30.000 tấn có thể lưu trữ lúa khô trong vòng 1 năm, khi xạ ra xay xát thì chất lượng như lúc mới thu hoạch.

Cũng như Trung An, các doanh nghiệp Viễn Đông, Khánh Tâm cũng đang nỗ lực để đạt chất lượng và sản lượng cao nhất những giống lúa thơm xuất khẩu sang EU.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích lúa thơm tại ĐBSCL đang chiếm khoảng 25% diện tích gieo cấy (tương đương 1 triệu ha) hằng năm, với sản lượng ước đạt 5,5 triệu tấn, tương đương khoảng 3,5 triệu tấn gạo thơm.

Trong khi theo Hiệp định EVFTA, lượng gạo thơm xuất sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi về thuế quan là 30.000 tấn, chỉ chiếm khoảng 1% lượng gạo thơm sản xuất của vùng. Do vậy tiềm năng xuất khẩu gạo thơm của VN còn rất lớn.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, dù hạn ngạch xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực còn khiêm tốn, nhưng đây là tín hiệu lạc quan với gạo Việt.

Một khi đã lọt qua cửa hẹp vào thị trường khó tính như châu Âu, hạt gạo thơm Việt Nam có nhiều cơ hội vào những thị trường khác như Nhật, Mỹ.

Một chuyên gia nông nghiệp nhận định nếu thực hiện tốt các quy định của EU, xuất khẩu được 30.000 tấn gạo thơm nói riêng và 80.000 tấn gạo nói chung theo hạn ngạch sang EU với giá cao, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo của Việt Nam trên thị trường khó tính như EU và thế giới. 

Mộc Lan

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp