Xuất khẩu tôm “rộng cửa” vào thị trường Canada

Thứ tư, 08/05/2019 07:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) CPTPP sẽ mở rộng cánh cửa xuất khẩu cho nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ... vào thị trường Canada. Do đó, tận dụng ưu đãi mà Hiệp định này mang lại để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu 4,2 tỷ USD là việc các doanh nghiệp tôm cần làm.

Tôm đông lạnh và cá tra là hai mặt hàng truyền thống, đang có chỗ đứng khá vững trên thị trường Canada. (Ảnh TL)

Tôm đông lạnh và cá tra là hai mặt hàng truyền thống, đang có chỗ đứng khá vững trên thị trường Canada. (Ảnh TL)

Bốn tháng đầu năm 2019, ước kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm 2018. Riêng quý I đạt 1,8 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; trong đó, ngành tôm đạt 617,6 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu 4,2 tỷ USD đề ra trong điều kiện thị trường còn nhiều khó khăn là thách thức không nhỏ đối với ngành tôm. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào các thị trường tiềm năng như Canada là việc các doanh nghiệp tôm cần làm, nhất là tận dụng tối đa những ưu đãi do CPTPP mang lại.

Những năm gần đây, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm. Các báo cáo mới đây dự kiến sản lượng khai thác tôm nước lạnh tại Canada sẽ giảm mạnh trong năm 2019 do các khảo sát về sinh khối tôm tại các ngư trường khai thác của Canada cho thấy kết quả không khả quan. Đây có thể được coi là yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada.

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Việt Nam đang là nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường này, chiếm 30,3% thị phần tại Canada. Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng thứ 2 và 3 với 26,3% và 16,9% thị phần.

Năm 2018, các nguồn cung tôm chính, nhập khẩu tôm vào Canada từ Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia tăng trong khi đó nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và Ecuador giảm trong đó Thái Lan giảm mạnh nhất 38% so với năm 2017.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), đầu năm nay, Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam; trong đó, Việt Nam và Canada đều là thành viên.

“Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp tôm Việt Nam khai thác thị trường Canada vì các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường này như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia đều không tham gia hiệp định”. – Vasep khẳng định.

Vasep khuyến nghị các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường, chú trọng các yếu tố về giá cả, mẫu mã, chất lượng để nâng tính cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Canada.

Bên cạnh đó, Canada là 1 trong 3 nước thành viên mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại song phương. Cơ cấu sản phẩm của Việt Nam và Canada ít cạnh tranh mà mang tính bổ sung cho nhau. Nếu doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được tốt cơ hội, CPTPP sẽ mở rộng cánh cửa xuất khẩu cho nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, vốn là thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ...

Ông Bùi Tuấn Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, Canada có chính sách khá mở về nông sản nhiệt đới với thuế nhập khẩu bằng 0% và không có nhiều rào cản kỹ thuật. Tôm đông lạnh và cá tra là hai mặt hàng truyền thống, đang có chỗ đứng khá vững trên thị trường Canada.

"Doanh nghiệp có thể khai thác hơn nữa đối với thủy sản chế biến và một số mặt hàng chất lượng cao như cá ngừ, mực, bạch tuộc… Mặc dù cơ hội mở rộng xuất khẩu vào Canada là rất lớn song đây là thị trường khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam nên các doanh nghiệp cũng cần để ý một số vấn đề trong việc tận dụng ưu đãi", ông Bùi Tuấn Hoàn khuyến cáo thêm.

Theo Bộ Công Thương, trong số các quốc gia tham gia CPTPP, Canada là một trong những nước có mức cam kết mở cửa thị trường cao nhất với hàng nghìn dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trở về 0%, với mức cắt giảm thuế lên tới 95% số dòng thuế, bao trùm 78% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada.

Minh Thùy

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp