Xuất khẩu vào Mỹ tăng cao, nhiều vấn đề cần thận trọng

Chủ nhật, 02/06/2019 06:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xuất khẩu vào Mỹ tăng trưởng cao là điều đáng mừng nhưng vẫn có nhiều vấn đề cần thận trọng như hàng hóa nước ngoài giả xuất xứ Việt Nam để lẩn tránh thuế. Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam chúng ta cần chọn lọc những dự án nào để phù hợp định hướng phát triển của nền kinh tế.

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam. (Ảnh TL)

Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam. (Ảnh TL)

Cục Thống kê Mỹ vừa đưa ra dự báo, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng trong cả năm 2019 như trong quý 1 vừa qua, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có thể đạt tới 69 tỉ USD và là một trong 10 nước cung cấp nhiều hàng hóa nhất vào Mỹ. Năm ngoái, Việt Nam đứng vị trí thứ 12 với giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ hơn 49,2 tỉ USD.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ đứng đầu thị trường xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỉ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao là điện thoại và linh kiện tăng tới trên 109%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 58%; hàng dệt may tăng 9,8%... Bên cạnh đó, gỗ và các sản phẩm gỗ cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao.

Xét về cơ cấu hàng hóa, xuất khẩu tăng ở nhóm hàng điện thoại, điện tử, máy vi tính và linh kiện, thế mạnh của nhóm doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính), nói: Nếu nhìn như vậy thì có thể thấy chúng ta chỉ được một phần, phần lớn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Cái ta thu được là phần công ăn việc làm cho người lao động. Gần đây, có nhiều người đặt vấn đề lo lắng về việc Việt Nam xuất siêu vào Mỹ hay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn rất nhỏ so với Mỹ và cả các nước đang xuất khẩu chính vào Mỹ. Chính vì vậy, chỉ cần có số tuyệt đối tăng một ít thì tốc độ cũng đã tăng đáng kể nên ít có khả năng Mỹ áp dụng các biện pháp với Việt Nam như Trung Quốc.

Theo TS Độ, tổng cầu hàng hóa của Mỹ đối với Việt Nam luôn ở mức cao, khoảng 10%. “Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam hiện nay vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng mà chưa sâu. Khi chúng ta xuất khẩu được nhiều cũng có nghĩa thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Thế nhưng, xuất khẩu nhiều cũng có nghĩa là nền kinh tế phụ thuộc nhiều. Trong khi kinh tế có tính chu kỳ, tăng trưởng cao thì chúng ta xuất khẩu tốt và ngược lại mình cũng sẽ bị ảnh hưởng”, TS Độ cảnh báo.

Lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở. Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) cho biết: Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2018 có 65 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư chính thức vào ngành gỗ Việt Nam thì có đến 23 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Ít nhất các doanh nghiệp này cũng tạo nên cuộc cạnh tranh về thu hút lao động với doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Trần Việt Tiến, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) nêu quan điểm: Việc Mỹ áp thuế suất lên 25% đối với mặt hàng gỗ của Trung Quốc có thể là cơ hội tốt đối với ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam. Thời gian tới, tình hình xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục phát triển.

Xu hướng dịch chuyển của chính doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam là có thật. Chính vì vậy, Chính phủ cần có quy hoạch ngành dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững, thu hút đầu tư có chọn lọc vì nếu không có thể xảy ra khủng hoảng thừa. Bên cạnh đó cần lưu ý đến các trường hợp đầu tư núp bóng người Việt.

Chí Hưng

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp