Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 500 tỷ USD

Thứ hai, 30/12/2019 17:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ, liên tiếp đạt các mốc kỷ lục xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, trong nửa cuối tháng 12/2019, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD.

Những năm qua, Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu nhập khẩu. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong gần 20 năm từ năm 2000 đến năm  2019 đã đạt 3.995 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 2.106 tỷ USD. 

Năm 2001, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam mới đạt 30 tỷ USD. Đến năm 2007 tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD. 

Vào năm 2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Trong thời gian 4 năm tiếp theo (năm 2015), xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD. Vào giữa tháng 12/2017), tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD.

Tiếp nối 2 năm sau đó, trong nửa cuối tháng 12/2019, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD.

Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Nhờ đó mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo công bố xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt.

Cụ thể, năm 2006 Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và xếp thứ 44 về nhập khẩu. Đến năm 2018, Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Với kết quả này, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.

Đến nay, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu).

Từ năm 2011 trở về trước, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn trong trạng thái thâm hụt, kéo dài liên tục, con số nhập siêu lên đến hàng tỷ USD, đỉnh điểm lên tới 18,02 tỷ USD trong năm 2008. Nhưng từ năm 2012 đến nay, cán cân thương mại đổi chiều, thặng dư (xuất siêu) liên tục  (trừ năm 2015, có mức thâm hụt trị giá 3,55 tỷ USD). Kết thúc năm 2018, xuất siêu hàng hóa của nước ta đã đạt 6,83 tỷ USD. Trong 11 tháng từ đầu năm 2019, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã lên tới 10,94 tỷ USD.

Cán cân thương mại của Việt Nam qua các năm và 11 tháng từ đầu năm 2019

Cán cân thương mại của Việt Nam qua các năm và 11 tháng từ đầu năm 2019

Để đạt được những kết quả nêu trên, Bộ Tài chính đã có phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Hải quan, thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và kết quả trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan, cải cách thể chế, hiện đại hóa hải quan. Theo đó:

Tính trong 11 tháng từ đầu năm 2019 đã có 12,1 triệu tờ khai làm thủ tục hải quan, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó có 6,1 triệu tờ khai xuất khẩu, tăng 11,6% và gần 6 triệu tờ khai nhập khẩu, tăng 5,1%. Số lượng tờ khai làm thủ tục hải quan điện tử chiếm 99,94% tổng số tờ khai làm thủ tục hải quan.

Số lượng doanh nghiệp khai theo phương thức điện tử chiếm 99,98%. Trị giá khai theo thủ tục hải quan điện tử chiếm 99,34%.

Số thu ngân sách hải quan theo phương thức điện tử chiếm 96% tổng số thu ngân sách hải quan; Số thu theo phương thức thanh toán 24/7 chiếm 8,3% tổng số thu ngân sách hải quan trong năm 2019.

Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, tính đến ngày 10/12/2019, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 188 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối, với trên 2,7 triệu hồ sơ của khoảng 34 nghìn doanh nghiệp. Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN: Tính đến ngày 10/12/2019, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 144,7 nghìn; trong đó, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước thành viên ASEAN là 188,7 nghìn. Hiện nay, Bộ Tài chính đang chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật để sẵn sàng trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN (ACDD).

Trong thời gian tới, để tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, Chính phủ sẽ tiếp tục công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, trong đó chú trọng đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN với mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chú trọng đấu tranh chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa; đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại,xử lý nghiêm các vi phạm về sở hữu trí tuệtạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch.

Gia Nguyên

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp