Ý nghĩa Lễ Khai bút đầu Xuân tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An

Thứ tư, 13/02/2019 15:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ Khai bút và khai mạc Hội sách Xuân Kỷ Hợi 2019 tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An đã diễn ra ngày 12/2 (mùng 8 tháng Giêng âm lịch), tại thị xã Chí Linh, Hải Dương, thu hút đông đảo đại biểu, nhân dân về dự lễ.

Nhà thư pháp Phạm Hùng - Khai bút 4 chữ “Khánh – Thịnh – Phồn – Vinh”. Ảnh: HNM

Nhà thư pháp Phạm Hùng - Khai bút 4 chữ “Khánh – Thịnh – Phồn – Vinh”. Ảnh: HNM

Tại Lễ Khai bút, các đại biểu cùng nhân dân đã ôn lại những hình ảnh, kỷ niệm tốt đẹp về thầy giáo Chu Văn An - người thầy giáo của muôn đời và nêu bật nét đẹp của phong tục Khai bút đầu xuân. Lễ Khai bút nhằm giáo dục truyền thống hiếu học của các thế hệ hôm nay và tỏ lòng tri ân bậc tiền nhân. Thầy giáo Chu Văn An được mệnh danh là “Vạn thế sư biểu”, ổng tổ của ngành giáo dục Việt Nam…

BTC làm Lễ Khai bút đầu Xuân Kỷ Hợi 2019. Ảnh: TTVN

BTC làm Lễ Khai bút đầu Xuân Kỷ Hợi 2019. Ảnh: TTVN

Theo sử sách, nhà giáo Chu Văn An sinh năm 1292, tên thật là Chu An (1292-1370), hiệu là Tiều Ẩn, quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội). Ông đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Ông có công lớn trong việc quảng bá, hình thành đạo đức, tư tưởng Khổng giáo mang bản sắc Việt Nam. Ông được vua Trần Minh Tông mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Thời vua Trần Dụ Tông, ông dâng “Thất trảm sớ” xin chém 7 gian thần nhưng không được chấp thuận. Sau đó, ông từ quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng (xã Văn An, TX. Chí Linh, tỉnh Hải Dương) dạy học, viết sách cho đến khi mất.

Đền thờ thầy giáo Chu Văn An tại Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: HNM

Đền thờ thầy giáo Chu Văn An tại Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: HNM

Tương truyền, xưa kia học trò đến thăm thầy Chu Văn An và được thầy thăm hỏi, trò chuyện… Qua đó, thầy thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng, công việc, cuộc sống của mỗi người. Khi chia tay, thầy viết tặng mỗi người một chữ ứng với những nhận định hoặc là ngầm ý gửi phương châm sống, phấn đấu. Ai được tặng chữ đều coi như báu vật, mang về treo ở nơi trang trọng nhất để chiêm nghiệm. Đặc biệt, tại đây, xưa có khu giếng son, ở đáy giếng có lớp bùn son, màu đỏ tươi, thầy Chu Văn An thường dùng để viết chữ. Để tưởng nhớ và lưu giữ nét chữ son độc đáo đó, năm 2012 tục Khai bút đầu xuân được phục dựng tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An và trở thành hoạt động văn hóa, giáo dục ý nghĩa.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Bộ, Sở, ban ngành dâng hương đền thờ nhà giáo Chu Văn An - Ảnh: TTVH

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Bộ, Sở, ban ngành dâng hương đền thờ nhà giáo Chu Văn An - Ảnh: TTVH

Sau nghi lễ dâng hương thầy giáo Chu Văn An và diễn văn Khai bút, nghệ nhân thư pháp thuộc Câu lạc bộ thư pháp tỉnh Hải Dương Phạm Hùng đã khai 4 chữ Hán: Khánh, Thịnh, Phồn, Vinh với ý nghĩa mừng vui trước sự đổi mới, thịnh vượng của dân tộc. Tiếp đó, đại biểu Trung ương, tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã thực hiện nghi thức khai bút chữ quốc ngữ với 9 chữ: Trí, Đức, Tài, Thành, Đạt, Vinh, An, Khang, Phát.

Các đại biểu khai bút. Ảnh: HNM

Các đại biểu khai bút. Ảnh: HNM

Cùng với Lễ Khai bút, tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An còn khai mạc Hội sách Xuân Kỷ Hợi 2019 nhằm hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4, tôn vinh giá trị của tri thức, giá trị của sách, qua đó góp phần phát triển văn hóa đọc. Với quy mô khoảng 1.000 đầu sách giới thiệu đến công chúng, độc giả, Hội sách sẽ diễn ra hết tháng Giêng năm Kỷ Hợi.

Các em học sinh đến xin chữ. Ảnh: HNM

Các em học sinh đến xin chữ. Ảnh: HNM

Để chung sức xây dựng thư viện các nhà trường, nhân dịp này, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương đã trao tặng tủ sách cho Trường Tiểu học Chu Văn An, thị xã Chí Linh. Các doanh nghiệp trong tỉnh cũng trao 100 triệu đồng hỗ trợ Quỹ khuyến học; tặng 100 suất học bổng cho học sinh vượt khó, học giỏi của địa phương.

PV

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa