Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019:

Ý tưởng không gắn với thực tế không thể có một bài báo hay

Thứ hai, 22/06/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Gặp lại nhà báo Viết Đoàn - Phó Ban Thời Nay - Báo Nhân dân trong câu chuyện về Giải Báo chí Quốc gia, mới hiểu rằng, vì sao những loạt bài của anh được Hội đồng chấm Giải Báo chí Quốc gia đánh giá cao và được dư luận quan tâm đến vậy.

Bài liên quan

Với nhà báo Viết Đoàn, ý tưởng, đề tài phải gắn với thực tế cuộc sống. Và muốn vậy, đòi hỏi người làm báo phải trải qua thực tế, trải nghiệm với thực tế thì mới có được cái nhìn chiều sâu, mọi góc cạnh của một vấn đề.

Đề tài tác phẩm phải bắt nguồn và bám sát hơi thở cuộc sống

Đặt vấn đề về câu chuyện “săn đề tài” cho tác phẩm, nhà báo Viết Đoàn chia sẻ:

Việc lên ý tưởng để thực hiện tìm hiểu đề tài cho bất kỳ thể loại báo chí nào đi nữa cũng phải bắt nguồn từ những vấn đề thực tế, thực tiễn của cuộc sống. Nếu như ý tưởng không gắn với thực tế thì chắc chắn rất khó có thể thực hiện được một bài báo hay, chuẩn mực.

Nói cách khác, nếu ý tưởng không gắn với thực tế thì nội dung bài báo không đúng với sự thật. Do đó, để có ý tưởng tốt, để tìm ra đề tài tốt đòi hỏi người làm báo phải trải qua thực tế, trải nghiệm với thực tế thì mới có được cái nhìn chiều sâu, mọi góc cạnh của một vấn đề.

Thực tế, một tác phẩm báo chí hay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Từ những kiến thức thực tế, dòng sự kiện diễn ra thì mới có thể tạo ra những ý tưởng hay nhưng còn phụ thuộc rất nhiều vào cách khai thác thông tin của tác giả, góc nhìn, khía cạnh của vấn đề đến triển khai nội dung như thế nào cho phù hợp. Sau khi đã tập hợp hết thông tin với đầy đủ các chất liệu thì một phần không kém đó là triển khai viết bài và nó còn phụ thuộc vào ngôn ngữ, văn phong của tác giả nữa.

Trong một tác phẩm báo chí, tôi hay dùng ngôn ngữ hình ảnh, lời lẽ hơi bỗ bã một chút làm sao để cho bạn đọc dễ đọc, dễ hiểu và thậm chí nhiều câu từ mang tính chân chất theo kiểu “nhà quê” một chút nó gần gũi với độc giả hơn.

Nhà báo Viết Đoàn nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia 2017.

Nhà báo Viết Đoàn nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia 2017.

Trải qua hơn 20 năm làm báo, với hàng nghìn tác phẩm báo chí đã được đăng tải ở đủ các thể loại như phóng sự, ghi chép, phản ánh, điều tra… tôi thấy được mình khá may mắn trong nghề báo khi được đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Mỗi tác phẩm báo chí là một sự trải nghiệm và có được là nhờ đi nhiều, nhờ kiến thức thực tế.

Trong đó, cá nhân tôi đã có nhiều tác phẩm báo chí đạt giải cao như A, B, C trong Giải Báo chí Quốc gia, đạt giải báo chí chống tham nhũng, viết về nông nghiệp - nông thôn - nông dân, giải bộ ngành, các địa phương… Với hàng chục tác phẩm báo chí đã được giải thì tôi luôn có thiên hướng về các đề tài nông nghiệp, nông thôn và tự thấy mình khá phù hợp với những mảng đề tài này.

Tôi thấy được rằng những đề tài viết về nông nghiệp, nông thôn luôn rất rộng và cần thiết. Bởi trên thực tế nông nghiệp đang ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 70% dân số người Việt Nam. Họ có thể không trực tiếp làm việc, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng ít nhất họ là người sinh ra ở đó, gia đình bố mẹ vẫn trực tiếp hàng ngày gắn bó với nông nghiệp.

Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn đang phải chịu quá nhiều những bất cập. Thậm chí, người nông dân đang phải gánh chịu hậu quả của những việc lợi dụng chính sách để làm giàu của các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…

Vấn đề này tôi đã thể hiện ở loạt bài 3 kỳ với tên tác phẩm “Làm giàu trên “lưng” người trồng lúa” đoạt giải B Báo chí Quốc gia năm 2017. Tôi đã rất nhiều lần đi thực tế tại miền Tây, khi quan sát tôi thấy được người nông dân miền Tây ngày càng nghèo đi và chiều ngược lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng nhiều về số lượng và giàu lên theo đúng nghĩa cả lợi nhuận, doanh thu, mô hình hoạt động…

Trong khi đó, người nông dân luôn được coi là “đối tác” thậm chí nhiều doanh nghiệp còn coi nông dân là “ân nhân” nhưng ngày càng nghèo đi. Tôi đã phát hiện ra được vấn đề chính là doanh nghiệp đã lợi dụng vào cơ chế, chính sách để thực hiện các mô hình hoạt động của mình và mục đích cuối cùng của họ là vì lợi nhuận. Từ những thực tế đó, tôi đã xây dựng cho mình ý tưởng thực hiện bài viết của mình.

Yếu tố may mắn cũng rất quan trọng

Bên cạnh đó, nhà báo Viết Đoàn cũng chia sẻ rất nhiều về những cơ may mà anh có được  khi theo đuổi đề tài cho tác phẩm. Với anh, để thực hiện được đề tài hay yếu tố may mắn cũng rất quan trọng. Khi từ những thực tế diễn ra của một vấn đề, sau đó lên ý tưởng và đi thu thập thông tin. Trong một bài viết thiếu đi những chi tiết sâu (hay trong báo chí hay gọi “chi tiết đắt”) nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp nội dung thông tin mình đưa ra và chính những chi tiết sâu sẽ làm nổi bật được vấn đề mình cần nói.

Nhà báo Viết Đoàn - Phó Ban Thời Nay - báo Nhân Dân.

Nhà báo Viết Đoàn - Phó Ban Thời Nay - báo Nhân Dân.

Nhà báo Viết Đoàn tâm sự: Như trong đề tài “Làm giàu trên “lưng” người trồng lúa”, chúng tôi phải khai thác rất nhiều khía cạnh thực tế và những chi tiết phải chứng minh việc các doanh nghiệp làm giàu như thế nào và mặt ngược lại người nông dân ngày càng nghèo đi.

Để khai thác, tìm kiếm được những chi tiết sâu cần phải có kỹ năng quan sát, đánh giá phân tích cụ thể vấn đề sao cho phù hợp với những thực tế diễn ra và cần phải có những đúc kết lại vấn đề. Những thông tin chi tiết nó diễn ra trong cuộc sống hằng ngày nhưng để có được những đúc kết, phân tích, đánh giá đúng thì phải cần có thực tiễn, cảm nhận của chính những người làm báo.

Trong một vấn đề chuyên sâu mình cần có những đánh giá, nhìn nhận đa chiều. Thực tế, có những ranh giới rất mong manh trong mỗi tác phẩm báo chí và nếu mình đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá sai sẽ mang lại những hậu quả rất khôn lường. Thậm chí, giết chết một con người, một chính sách của Chính phủ đề ra.

Nhiều tác phẩm báo chí khi chúng tôi viết lên không phải nhắm đến một đối tượng, một con người, một vụ việc cụ thể mà chỉ thông qua những câu chuyện diễn ra của một vấn đề làm thức tỉnh suy nghĩ của nhiều người và mong muốn làm thay đổi suy nghĩ của họ để rồi từ điều chỉnh lại những hành vi của họ sau này.

Góc nhìn riêng, nhưng phải chuẩn mực về thông tin

Trong cuộc trò chuyện về đề tài, nhà báo Viết Đoàn cũng trăn trở nhiều về nghề.

Anh cho rằng, với người làm báo hiện nay áp lực lớn nhất có lẽ là dòng chảy của thông tin đến và trôi đi rất nhanh. Nhất là ở thời điểm cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình báo chí hiện nay với thông tin trên mạng. Nếu nhà báo chậm chân một chút là mọi thông tin của vấn đề, vụ việc đã được phủ kín trên trang mạng như facebook, zalo…

Do đó, thông tin của mình được kịp thời và thuyết phục được độc giả thì mình cần phải có những góc nhìn riêng, tạo ra được những góc cạnh nhưng nó phải chuẩn mực về thông tin, đánh giá định hướng cho dư luận.

Trên thực tế đã diễn ra là cùng một vấn đề, cùng một thông tin rất nhiều người nói đến nhưng vẫn không toát lên được vấn đề cụ thể. Nhưng cũng cùng vấn đề đó, chỉ cần một tác phẩm đưa ra đã có thể làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ và các báo đều phải xem xét lại vấn đề.

Nhà báo Viết Đoàn kể lại: Cách đây khoảng hơn 10 năm, liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn hàng hải cầu Phú Mỹ, tại Q.7, TP. Hồ Chí Minh khi hầu hết các báo đồng loạt phê phán và cho rằng một Tổng Công ty hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo hàng hải hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong việc đảm bảo an toàn cho việc thi công cầu Phú Mỹ. Tuy nhiên, khi bắt tay vào tìm hiểu tôi mới nhận thấy rằng các báo đã không tìm hiểu rõ hoặc không nắm được về luật hàng hải quốc tế.

Lúc đó, các báo đồng loạt đăng bài và nói về cạnh tranh không lành mạnh nhưng trên thực tế Dự án này nằm trong luồng hàng hải quốc tế (luồng sông Sài Gòn) mà chủ đầu tư lại đưa một doanh nghiệp đường sông vào làm đảm bảo an toàn tuyến luồng quốc tế. Và đồng thời khi một Tổng Công ty đang trực tiếp quản lý, xử lý trên tuyến luồng này thì không có lý nào lại chi phí cao hơn một doanh nghiệp ngoài ngành từ Hải Phòng đưa vào thực hiện và chính đơn vị từ Hải Phòng vào lại đang thuê lại dịch vụ của Tổng công ty này để thi công một số hạng mục của công trình. Khi bài báo tôi đăng tất cả các báo khác đã dừng và không đăng tiếp về vấn đề này.

Hà Vân

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(NB&CL) Báo chí không chỉ đồng hành cùng công cuộc bảo vệ Tổ quốc, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, ngay trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo