Ai Cập đẩy mạnh xuất khẩu LNG sang châu Âu giữa bối cảnh khủng hoảng khí đốt

Thứ ba, 26/07/2022 05:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ai Cập đang gia tăng các chuyến hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang châu Âu, hy vọng trở thành trung tâm năng lượng khu vực khi Nga làm gián đoạn nguồn cung.

Trong sáu tháng đầu năm nay, Ai Cập đã xuất khẩu đến 72% lượng LNG đến châu Âu, so với 29% trong cả năm ngoái, dữ liệu của Refinitiv LNG cho thấy.

Mặc dù quốc gia Bắc Phi có lượng khí đốt tự nhiên hạn chế, so với Mỹ - nhà sản xuất hàng đầu thế giới hoặc Nga ở vị trí thứ hai, nhưng quốc gia này đã xây dựng, củng cố địa vị trên thị trường năng lượng châu Âu thông qua các thỏa thuận với các đối tác và vị trí địa lý chiến lược của mình.

ai cap day manh xuat khau lng sang chau au giua boi canh khung hoang khi dot hinh 1

Ai Cập đẩy mạnh xuất khẩu LNG sang châu Âu giữa bối cảnh khủng hoảng khí đốt. Ảnh: Reuters.

Động lực trở thành nước xuất khẩu LNG lớn

Được biết, vào năm ngoái, Mỹ đã sản xuất 934,2 tỷ mét khối (bcm) khí tự nhiên, chiếm khoảng 23% tổng lượng khí đốt của thế giới, trong khi Nga sản xuất 701,7 bcm và Ai Cập sản xuất 67,8 bcm, theo Đánh giá thống kê mới nhất của BP về Năng lượng Thế giới.

Olumide Ajayi, nhà phân tích LNG cấp cao tại Refinitiv, chia sẻ với The National: “Ai Cập sẽ khó đủ sức bù đắp cho tất cả khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, “có động lực để Ai Cập trở thành nước xuất khẩu năng lượng của khu vực sang châu Âu và kết nối châu Âu với khu vực”, ông nói.

Tháng trước, Ai Cập, Israel và EU đã ký một thỏa thuận sơ bộ để tăng doanh số bán LNG sang châu Âu. Là một phần của thỏa thuận, Israel sẽ gửi nhiều khí đốt hơn qua Ai Cập, quốc gia có các nhà máy để hóa lỏng để xuất khẩu sang các nước EU.

Hôm thứ Hai tuần này, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El Sisi, phát biểu trong cuộc họp báo với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, cho hay: Ai Cập "có khả năng khai thác tiềm lực tại các cơ sở hóa lỏng khí của mình để sản xuất tất cả khí LNG của Đông Địa Trung Hải và xuất khẩu sang châu Âu" để giúp giảm bớt khủng hoảng năng lượng của lục địa.

Mặc dù đây là hành động khá nhân văn, trực tiếp giúp giảm bớt gánh nặng về nhu cầu của châu Âu về nhiên liệu hóa thạch trong ngắn hạn, nhưng mối quan hệ đối tác cũng sẽ giúp thực hiện “tầm nhìn đầy tham vọng của Ai Cập là trở thành một trung tâm nổi bật về sản xuất và xuất khẩu năng lượng sạch, đặc biệt là hydro xanh, năng lượng mặt trời và năng lượng gió”, ông El Sisi nói.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, khí đốt của Nga chiếm khoảng 45% lượng nhập khẩu của EU vào năm 2021 và khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ. Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, nguồn cung bị gián đoạn và thắt chặt đã khiến các nước châu Âu tìm kiếm các nguồn khí đốt tự nhiên khác.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cảnh báo trong tuần này rằng các biện pháp ngay lập tức phải được thực hiện trên khắp châu Âu để ngăn chặn "cuộc khủng hoảng khí đốt lớn" và khuyên EU nên lấp đầy các nhà máy lưu trữ khí đốt của mình ở mức trên 90% công suất để tồn tại trong mùa đông tới.

Để đạt được mức đó, châu Âu phải tăng sản xuất trong nước, nhập khẩu nhiều nhiên liệu đường ống hơn từ các nước như Azerbaijan và Na Uy, và nhập khẩu nhiều LNG hơn.

Trong khi đó, vào năm ngoái, nguồn cung LNG toàn cầu đã tăng 7,5% (từ mức năm 2020 lên 520 bcm), dẫn đầu là Mỹ - nước xuất khẩu tăng 49% lên 98 bcm, theo báo cáo LNG Outlook 2022 của Refinitiv.

Dần lấy lại vị thế trên thị trường năng lượng

Trong những tháng đầu năm nay, Ai Cập báo cáo số lượng LNG tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 8,8 bcm, đạt được thành tựu trên là do việc nối lại hoạt động tại nhà máy Damietta vào tháng 2/2021 sau 9 năm ngưng trệ và các ưu đãi do giá cao kỷ lục trên thị trường xuất khẩu.

Từ năm 2015 đến 2019, Ai Cập là nước nhập khẩu ròng khí đốt thông qua LNG do nguồn cung không theo kịp nhu cầu.

Tuy nhiên, nước này đã trở lại vị thế nhà xuất khẩu ròng, phần lớn là do việc phát hiện ra mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi Zohr vào năm 2015, được đưa vào khai thác vào tháng 12/2017.

Được coi là mỏ lớn nhất ở khu vực Đông Địa Trung Hải, mỏ dầu Zohr được công ty năng lượng Ý Eni ước tính vào tháng 8 năm 2015 đã có sức chứa lên đến 850 bcm khí đốt.

Carole Nakhle, giám đốc điều hành tại Crystol Energy có trụ sở tại London, cho biết: “Nếu không nhờ việc phát hiện ra mỏ Zohr, Ai Cập sẽ mất vị thế là nhà xuất khẩu ròng vì tiêu thụ nội địa của nước này cao hơn sản lượng xuất khẩu”.

Được biết, sản lượng hàng ngày từ mỏ Zohr (Ai Cập) chiếm 40% tổng sản lượng khí đốt mỗi ngày của Ai Cập.

Theo dự báo của Fitch Solutions năm 2022 sẽ là “năm cao điểm về sản lượng khí đốt ở Ai Cập” trong Báo cáo Dầu khí Ai Cập gần đây. Đồng thời, dự kiến sản lượng khí đốt tự nhiên của nước này sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 3% lên 72,7 bcm.

Trong khi đó, Ai Cập đang tận dụng các nguồn khí đốt tự nhiên bên ngoài biên giới của mình. Các nhà máy hóa lỏng Idku và Damietta trên bờ biển Địa Trung Hải được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước nhưng phần lớn vẫn chưa được sử dụng do sản lượng xuất khẩu thấp, chia tìm được đối tác nhập khẩu lớn.

Bà Nakhle nói: “Về trữ lượng, sản xuất và xuất khẩu khí đốt, Ai Cập không lớn bằng Algeria hay Qatar nhưng nước này lại có nhiều lợi thế, bao gồm danh mục xuất khẩu đa dạng.

Bên cạnh đó, "Nước này có thể tăng tiềm năng đáng kể nếu nhận được nhiều khí đốt hơn từ các nước láng giềng”, bà tuyên bố.

Để thúc đẩy đối thoại và hợp tác, Ai Cập đã đồng sáng lập Diễn đàn Khí đốt Đông Địa Trung Hải vào năm 2020. Các nước thành viên bao gồm Síp, Pháp, Hy Lạp, Israel, Ý, Jordan và Palestine trong khi Mỹ, EU và Ngân hàng Thế giới là quan sát viên.

Tháng trước, Ai Cập cũng đã ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho Lebanon thông qua Đường ống dẫn khí đốt Ả Rập qua Jordan và Syria.

Xuất khẩu LNG của quốc gia này sang châu Âu có thể bị sụt giảm nhưng thỏa thuận sẽ có lợi cho cả hai phía.

“Nếu đem Ai Cập và EU lên bàn cân so sánh, Ai Cập sẽ là một ưu thế nhỏ, đặc biệt là ở thị trường châu Âu. Tuy nhiên, cùng với các biện pháp khác, nước này có thể giúp giảm bớt nỗi đau của cuộc khủng hoảng tại châu Âu, ”bà Nakhle nói.

Lê Na (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp