Kế hoạch hạn chế sử dụng khí đốt của EU vấp phải sự phản đối của nhiều nước thành viên

Thứ sáu, 22/07/2022 08:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lo ngại Nga giảm cung cấp khí đốt, EU đã phát đi yêu cầu các nước thành viên giảm 15% sử dụng khí đốt. Tuy nhiên, các quốc gia EU đã phản đối, dấy lên nghi ngờ về việc liệu kế hoạch khẩn cấp có được thông qua hay không.

Hôm thứ Tư tuần này, Ủy ban Châu Âu đề xuất rằng tất cả 27 quốc gia EU sẽ nên tiêu thụ ít hơn 15% lượng khí đốt từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023 so với mức trung bình 5 năm. Mục tiêu sẽ là tự nguyện, nhưng nếu EU nhận thấy nguy cơ thiếu khí đốt trầm trọng, kế hoạch trên có thể trở thành bắt buộc.

Tại cuộc họp của các nhà ngoại giao quốc gia EU, có ít nhất 12 trong số 27 quốc gia thành viên đã nêu quan ngại về đề xuất này, theo hãng tin Reuters đưa tin.

ke hoach han che su dung khi dot cua eu vap phai su phan doi cua nhieu nuoc thanh vien hinh 1

Nhiều quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu đã phản đối kế hoạch giảm sử dụng khí đốt của EU. Ảnh: Reuters.

Điểm mấu chốt chính là liệu EU có đủ quyền lực để đưa ra các mục tiêu ràng buộc hay không. Đan Mạch, Pháp, Ireland, Ý, Malta, Hà Lan, Ba Lan và Bồ Đào Nha nằm trong số các quốc gia cho rằng Brussels không thể làm điều này nếu không cho các nước thời gian chuẩn bị và có thể nhiều quốc gia trên sẽ phủ quyết yêu cầu trên.

"Các quốc gia thành viên muốn có khả năng tự kích hoạt các cơ chế khủng hoảng năng lượng. Đây không phải là điều mà họ mong muốn trao cho Ủy ban", một quan chức EU cho biết.

Theo đề xuất, Ủy ban châu Âu sẽ tham khảo ý kiến của Nhóm điều phối khí của khối gồm các đại diện quốc gia trước khi đưa mục tiêu trở thành bắt buộc.

Được biết, các nhà ngoại giao quốc gia sẽ thảo luận về kế hoạch này vào thứ Sáu (22/7), với mục đích là thuyết phục các bộ trưởng năng lượng thông qua yêu cầu cắt giảm khoảng 15% nhu cầu sử dụng khí đốt. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, khối cần được sự chấp thuận của ít nhất 15 quốc gia EU mới có thể trở thành luật.

Theo tuyên bố của Điện Kremlin, Nga là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy, đồng thời nước này đã đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây làm giảm dòng chảy và bác bỏ cáo buộc “sử dụng năng lượng để tống tiền” của bà Von der Leyen.

Trong thời gian gần đây, các nước EU đang chạy đua để lấp đầy kho khí đốt của họ trước mùa đông và Bỉ đã cảnh báo rằng nếu không cắt giảm sâu hơn việc sử dụng khí đốt ngay bây giờ, một số nước sẽ phải vật lộn để có nhiên liệu trong những tháng lạnh hơn nếu Nga cắt giảm hoàn toàn nguồn cung - một kịch bản mà Ủy ban cho biết là có thể xảy ra.

Hàng chục quốc gia EU đã bị ảnh hưởng bởi dòng khí đốt giảm từ Nga kể từ khi nước này phát đi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nước EU đã cắt giảm nhu cầu khí đốt tổng hợp của họ chỉ 5%, bất chấp nhiều tháng nguồn cung của Nga đang cạn kiệt và giá tăng cao, giám đốc chính sách năng lượng của EU Kadri Simson cho biết hôm thứ Tư.

Hơn nữa, một số quốc gia cho rằng việc áp đặt cùng một mục tiêu cho mọi quốc gia không phải là cách tiếp cận đúng đắn. Họ bao gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - những nước không tính Nga trong số các nhà cung cấp khí đốt chính của họ và Hungary - đã ra lệnh cấm xuất khẩu khí đốt.

Bộ trưởng Năng lượng Bồ Đào Nha Joao Galamba hôm thứ Năm cho biết nước này "hoàn toàn phản đối" kế hoạch của EU.

"Khi muốn giảm sử dụng khí đốt, chúng ta nên xem xét điều kiện thực tế của 27 quốc gia thành viên – 27 quốc gia tương ứng với 27 màu sắc khác nhau, không thể chung gộp"- ông Joao Galamba chia sẻ với tờ Expresso, đồng thời cảnh báo rằng việc cắt khí bắt buộc trong bối cảnh sản lượng thủy điện ở Iberia thấp có thể gây ra tình trạng cắt điện.

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp