“Âm Dương” - Tái sinh từ đổ nát

Thứ năm, 30/07/2020 10:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong số những triển lãm gần đây, có thể khẳng định “Âm Dương” của Lập Phương rất đáng xem. Tư tưởng của các tác phẩm không mới. Nhưng từ tạo tác của nghệ sĩ cho tới cách thức trình bày, trình diễn của tác phẩm, người ta sẽ thấy một sự sáng tạo mới mẻ cần thiết cho đời sống tẻ nhạt hiện nay.

Suốt hành trình tồn tại của con người, cho đến tận bây giờ, loài người luôn bị ám ảnh bởi hai câu hỏi cơ bản nhất: “Vật chất – ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau?” và “Con người từ đâu sinh ra?”. Tất cả các hành trình dù xuống sâu hay lên cao nghìn vạn dặm, khám phá hàng triệu tinh cầu xa xôi cũng chỉ để con người giải mã chính bản thân mình. Tìm kiếm trả lời đến mức ám ảnh nhưng cũng chính con người chưa bao giờ thấy thỏa mãn với bất cứ câu trả lời nào.

Báo Công luận

Những ám ảnh ấy một lần nữa được ngân lên qua những tác phẩm của Lập Phương trong triển lãm “Âm Dương” đang diễn ra tại Hà Nội.

Báo Công luận

Những ai tiếp xúc với Lập Phương lần đầu sẽ khó mà hình dung được tại sao cô gái bé nhỏ này lại có thể làm ra những tác phẩm có thể nặng tới nhiều tấn, muốn nhìn ngắm chúng một cách đầy đủ chỉ có một cách duy nhất là đứng từ xa. Từ Bắc chí Nam, từ khu rừng nghệ thuật ở Vĩnh Phúc cho tới phố đi bộ ở Sài Gòn, nhiều người biết và đã quen với Lập Phương qua những tác phẩm điêu khắc nặng nhiều tấn bằng chất liệu sắt thép, kim loại – thứ chất liệu gồ ghề, khô cứng, sắc nét và lý trí. Ở “Âm Dương” là một Lập Phương “mới” hoàn toàn.

Báo Công luận

Là triển lãm cá nhân đầu tiên, nhưng ta thấy một Lập Phương mới với trải nghiệm chất liệu hoàn toàn mới và đối lập với sắt thép – thủy tinh. Những khối thủy tinh trong suốt, còn nguyên dấu vết của chế tác thủ công.

Phương nói, phải đến một phần hai số lượng tác phẩm được trưng bày được đúc từ tác phẩm nguyên bản (tất nhiên với một tỷ lệ khác – PV). Còn lại là “những tác phẩm ngẫu nhiên được tái sinh từ một đống đổ nát”.

Báo Công luận

Phương phá hủy những thứ cô từng sáng tạo, từ đó tạo ra những hình khối mới mẻ. Mới. Lạ. Và quen. Người ta vẫn nhìn thấy một Lập Phương bé nhỏ, tinh tế, đầy tính nữ.

Phương nói, thời điểm cô sáng tạo ra “Âm Dương” là lúc cô đang có một sự biến đổi lớn trong đời sống. Nó giống như sự tái sinh trong tâm trí. Nhưng bằng chính cả nghĩa đen của mình, những tác phẩm ở đây là một sự tái sinh thật sự: Khuôn đúc ra tác phẩm thủy tinh được tái tạo từ những tác phẩm kim loại mà cô làm ra trước đó. Và rất nhiều lúc, từ thủy tinh vỡ lại phải nung đi nung lại, để đến lúc ra được tác phẩm hoàn chỉnh thì thôi.

Báo Công luận

Tất cả những tác phẩm thủy tinh được đặt trên bản thép dày. Hiệu ứng từ ánh sáng mang lại cho tác phẩm những bóng đổ mà từ mỗi góc cạnh lại có một hình dáng riêng. Hình bất động nhưng bóng thì nhảy múa trong ánh sáng. Động và tĩnh. Âm và dương. Bóng và hình. Chúng tách rời nhưng cả hai trở thành một thể thống nhất như vạn vật vận hành trong vũ trụ này.

Báo Công luận

Ngẫu nhiên thế nào, từ lúc khách sạn InterContinental Hà Nội “đặt hàng” với nghệ sĩ và lúc triển lãm ra mắt dài đúng chín tháng. Dài như một hành trình người phụ nữ mang thai để sinh ra đứa trẻ. Những hình hài mới ra đời mang một linh hồn và những vẻ đẹp riêng, dường như đủ sức mạnh để xoa dịu những đau đớn, vật vã trong suốt quá trình hoài thai.

Báo Công luận

Phương nói, trong quá trình sáng tạo, cô đã chọn loại thủy tinh thông thường để làm nên tác phẩm mà không chọn kính cường lực. Tôi hiểu. Bởi lẽ, mỗi tác phẩm ra đời là một mảnh hồn của nghệ sĩ, nhưng chính bản thân nó đã có một đời sống riêng nằm ngoài ý chí của nghệ sĩ. Phương nói, “những tác phẩm ở đây có thể bị vỡ, nhưng không sao cả. Nó cần phải sống đời sống của riêng nó”.

Báo Công luận

“Âm Dương” được bài trí trải dài ở nhiều khu vực trong toàn bộ nhà hàng Hive Lounge và Stellar Steakhouse, InterContinental Hanoi. Hành trình đi đến từng tác phẩm và nhìn ngắm, chiêm nghiệm nó dường như có phần giống với cái cách con người đi tìm chính mình. Con người ta luôn có nhu cầu khám phá thế giới với mục tiêu giải mã bản thân nhưng có lúc người ta quên rằng, chính mỗi con người là một tiểu vũ trụ. Người ta quên mất rằng, thay vì đi tìm kiếm bên trong mình lại luôn mơ mộng về những tinh cầu xa xôi bên ngoài chính bản thân mình.

Lập Phương và tác phẩm tại “Âm Dương”. Ảnh: Lê Bích.

Lập Phương và tác phẩm tại “Âm Dương”. Ảnh: Lê Bích.

Mỗi tác phẩm ở “Âm Dương” đều độc lập. Nhưng tổng thể, chúng như những mảnh ghép mà con người luôn tìm kiếm để khỏa lấp những khoảng trống trong linh hồn mình. Và trong hành trình vô lượng sinh – hành – thịnh – hủy, có khi, người ta phải phá vỡ những điều đã cũ để chính mình được tái sinh trong một hình hài mới.

Tử Hưng

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa