Ấn Độ đột ngột cấm xuất khẩu lúa mì do đợt nắng nóng kỉ lục ảnh hưởng đến mùa vụ

Chủ nhật, 15/05/2022 10:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (14/5), Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mì - vài ngày sau khi đưa mục tiêu xuất các lô hàng kỷ lục trong năm nay - do đợt nắng nóng kỉ lục làm giảm sản lượng và giá nội địa đạt mức cao khó tin.

Chính phủ nước này tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục cho phép các lô hàng được hỗ trợ bởi thư tín dụng chứng từ đã thoả thuận trước đó và đến các quốc gia khác tìm kiếm nguồn cung "để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của họ."

an do dot ngot cam xuat khau lua mi do dot nang nong ki luc anh huong den mua vu hinh 1

Hình ảnh nông dân gánh lúa mì sau khi thu hoạch tại làng Ganeshpur, thuộc quận Sonbhadra của bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: AP

Đột ngột cấm xuất khẩu

Các quan chức cấp cao của chính phủ tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng lệnh cấm xuất khẩu lương thực ra nước ngoài không phải là vĩnh viễn và có thể được thay đổi.

Được biết, hàng triệu người tiêu dùng toàn cầu đang dựa vào nguồn cung từ nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới sau khi xuất khẩu từ khu vực Biển Đen giảm mạnh do tác động của cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Ấn Độ đã lên kế hoạch gửi kỷ lục 10 triệu tấn trong năm nay trước khi bị hạn chế.

Các quan chức nước này cũng cho biết không có sự sụt giảm đáng kể nào về sản lượng lúa mì trong năm nay, nhưng việc xuất khẩu không được kiểm soát đã khiến giá nội địa tăng lên.

Bộ trưởng Thương mại BVR Subrahmanyam chia sẻ với các phóng viên tại New Delhi: “Chúng tôi không muốn có bất kỳ hoạt động buôn bán hoặc tích trữ lúa mì không được kiểm soát nào xảy ra trên đất nước”.

Mặc dù không phải là một trong những nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ có thể đẩy giá lương thực toàn cầu lên mức cao mới, khiến các khách hàng nghèo đói ở châu Á và châu Phi gặp rủi ro.

Một đại lý của công ty thương mại đa quốc gia có trụ sở tại Mumbai nhận xét: “Lệnh cấm này thật đáng kinh ngạc.

Chi phí thực phẩm và năng lượng tăng đã thúc đẩy lạm phát bán lẻ hàng năm của Ấn Độ lên gần mức cao nhất trong 8 năm vào tháng 4, thúc đẩy dự đoán rằng ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất mạnh hơn.

Giá lúa mì ở Ấn Độ đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, với một số thị trường giao ngay đạt 25.000 rupee (320 USD)/tấn, vượt xa mức giá hỗ trợ tối thiểu của chính phủ là 20.150 rupee.

Được biết, chi phí nhiên liệu, nhân công, vận chuyển và đóng gói tăng cũng đang là yếu tố chính thúc đẩy giá bột mì ở Ấn Độ leo thang.

Một quan chức cấp cao khác của chính phủ nhận định: "Không chỉ riêng lúa mì. Giá cả tăng lên làm gia tăng lo ngại về lạm phát và đó là lý do tại sao chính phủ phải cấm xuất khẩu lúa mì.”

Sản lượng giảm, giá nội địa tăng cao

Trong tuần này, Ấn Độ đã công bố mục tiêu xuất khẩu kỷ lục cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 4, cho rằng họ sẽ cử các đội thương mại đến Maroc, Tunisia, Indonesia và Philippines để tìm kiếm các phương pháp tăng lượng hàng xuất xưởng.

Chính phủ dự báo sản lượng 111,32 triệu tấn trong tháng Hai, vụ kỷ lục thứ sáu liên tiếp, nhưng giảm dự báo xuống 105 triệu tấn trong tháng Năm.

Thế nhưng, theo một thương nhân có trụ sở tại New Delhi với một công ty thương mại trên toàn thế giới, biên độ nhiệt tăng đột biến vào giữa tháng ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng, hoạt động thu hoạch có thể đạt khoảng 100 triệu tấn hoặc thậm chí thấp hơn.

"Hoạt động thu mua của chính phủ đã giảm hơn 50%. Các thị trường giao ngay đang nhận được nguồn cung thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Tất cả những điều này đều chứng minh sản lượng mùa vụ thấp hơn", đại lý cho biết.

Thu lợi từ việc giá lúa mì toàn cầu tăng sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự lên Ukraine, Ấn Độ đã xuất xưởng kỷ lục 7 triệu tấn lúa mì trong năm tài chính đến tháng 3, tăng hơn 250% so với năm trước.

Rajesh Paharia Jain, một thương nhân có trụ sở tại New Delhi, chia sẻ: “Giá lúa mì tăng tương đối nhỏ và giá Ấn Độ vẫn rẻ hơn đáng kể so với giá thế giới.

Người này nhận định rằng: "Giá lúa mì ở một số vùng của đất nước đã tăng lên mức hiện tại, thậm chí là vào năm ngoái, vì vậy quyết định hạn chế xuất khẩu là một phản ứng gây tranh cãi."

Bất chấp việc giảm sản lượng và hoạt động thu mua hàng của chính phủ được thực hiện bởi Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI), ông Jain ước tính rằng Ấn Độ có thể đã vận chuyển ít nhất 10 triệu tấn lúa mì trong năm tài chính này.

Cho đến nay, FCI đã thu mua hơn 19 triệu tấn lúa mì từ nông dân trong nước, so với tổng lượng mua năm ngoái là 43,34 triệu tấn.

Không giống như những năm trước, nông dân thích bán lúa mì cho các thương nhân tư nhân, vì những người này đưa ra giá tốt hơn mức cố định của chính phủ.

Trong tháng 4, Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 1,4 triệu tấn lúa mì và các thỏa thuận đã được ký kết để xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn trong tháng 5.

"Lệnh cấm của Ấn Độ sẽ nâng giá lúa mì toàn cầu. Hiện tại không có nhà cung cấp lớn nào trên thị trường vượt qua được Ấn Độ", một đại lý khác cho biết.

Lê Na (Theo CNN, Fox news)

Bình Luận

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp