Ấn Độ hợp tác với liên minh Mỹ-Maldives để chống lại Trung Quốc

Chủ nhật, 27/09/2020 14:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thỏa thuận quốc phòng mà chính phủ Mỹ ký với Maldives trong tháng này là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi địa chính trị trong một dải chiến lược của Ấn Độ Dương từng bị Ấn Độ, cường quốc chính của Nam Á thống trị.

Không giống như một sáng kiến ​​tương tự cách đây bảy năm, khuôn khổ hợp tác mới giữa Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Maldives đã được thông qua mà không bị Ấn Độ phản đối.

Năm 2013, New Delhi đã thành công trong việc đánh chìm các kế hoạch của Hoa Kỳ về một thỏa thuận hợp tác với Maldives, một quần đảo ở Ấn Độ Dương nổi tiếng với các khu du lịch cao cấp. Thỏa thuận này nhằm cung cấp một khuôn khổ cho các hoạt động quốc phòng hiện tại của Mỹ-Maldives và không tạo ra "sự hiện diện quân sự mới", Washington cho biết vào thời điểm đó.

Sau khi ký thỏa thuận, Bộ Quốc phòng Maldives đã chia sẻ trên MXH Twitter: "Nó sẽ gia tăng giá trị to lớn cho mối quan hệ đối tác tuyệt vời Mỹ - Maldives, được xác định bởi các nguyên tắc và lợi ích chung về hòa bình và an ninh của khu vực Ấn Độ Dương trong bối cảnh các mối đe dọa gia tăng như cướp biển và khủng bố. "

Thông điệp này là một sự gật đầu của Maldives, quốc gia nhỏ nhất Nam Á, đối với bối cảnh rộng lớn hơn của hiệp định. "IndoPacific" đề cập đến chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở của Hoa Kỳ mà Tổng thống Donald Trump đã triển khai ở Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương, nơi Ấn Độ có những mối quan tâm chiến lược lớn.

Ấn Độ cũng là một phần của Quad, một liên minh bao gồm Australia, Nhật Bản và Mỹ. Họ đã tổ chức các cuộc đối thoại an ninh và tập trận quân sự trên khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Các tàu hải quân của Úc và Hoa Kỳ tiến hành cuộc tập trận tiếp tế ở Ấn Độ Dương có ý nghĩa chiến lược. Ảnh: Getty

Các tàu hải quân của Úc và Hoa Kỳ tiến hành cuộc tập trận tiếp tế ở Ấn Độ Dương có ý nghĩa chiến lược. Ảnh: Getty

Theo Alaina Teplitz, đại sứ Hoa Kỳ tại Maldives và Sri Lanka, thỏa thuận mở đường cho Maldives gia nhập liên minh cùng các quốc gia khác với "trách nhiệm chung trong việc duy trì các quy tắc và giá trị đảm bảo một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Maldives (MNDF) sẽ là nơi hưởng lợi trực tiếp từ sự thúc đẩy của Washington. Đơn vị này chỉ có 20.000 quân, khiến nó trở thành một trong những đội quân nhỏ nhất của khu vực.

"Thỏa thuận này thúc đẩy các cuộc đối thoại cấp cao, xây dựng năng lực tác chiến và tăng khả năng tương tác với các đối tác của chúng tôi trong Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Maldives", Teplitz, nói với Nikkei.

"Các đại diện của MNDF đã tham gia cùng hơn 20 quân đội đối tác khác để tăng cường khả năng hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa năm 2019", bà nói thêm. "Họ đã huấn luyện với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ về các chiến thuật phòng thủ và tiến hành các bài tập y tế khẩn cấp với Không quân Hoa Kỳ."

Các nhà phân tích Nam Á cho rằng sự thay đổi chiến lược của Ấn Độ khiến Mỹ dễ dàng hơn trong việc tham gia vào hoạt động quốc phòng ở Maldives, đánh dấu một bước ngoặt trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ song phương Ấn Độ-Hoa Kỳ và "nhận thức của New Delhi về vai trò của Mỹ" ở khu vực Ấn Độ Dương.

Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chào đón tới New Delhi vào tháng 12 năm 2018. Ảnh: Reuters

Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chào đón tới New Delhi vào tháng 12 năm 2018. Ảnh: Reuters

Aparna Pande tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho biết: “Mối quan hệ sâu sắc giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ được phản ánh ở vai trò trung tâm của Ấn Độ trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương."

"Mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn và sự hỗ trợ của Hoa Kỳ giúp ích cho chiến lược của Ấn Độ chống lại Pakistan, kẻ thù trong khu vực, điều này đã giúp "trấn an Delhi", bà Aparna Pande nói. "Giờ đây, Delhi coi sự hiện diện của Washington ở Sri Lanka, Maldives, Bangladesh hoặc Nepal là phù hợp với lợi ích chiến lược của Ấn Độ - và không còn như thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi Mỹ được coi là nước cân bằng ngoài khơi và ủng hộ Pakistan."

Cái bóng ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở một dải Ấn Độ Dương mà Ấn Độ coi là sân sau của họ đã tạo nên đường đứt gãy trên biển này. Tổng thống  tiền nhiệm Abdulla Yameen đã nghiêng Maldives về phía Trung Quốc trong 5 năm cầm quyền (kết thúc vào năm 2018). Bắc Kinh đã bơm hàng triệu đô la để tài trợ cho cơ sở hạ tầng trong thời gian Yameen nắm quyền, khiến nền kinh tế 5 tỷ đô la của đất nước nhỏ bé này mang nợ ít nhất 1,4 tỷ đô, theo ước tính chính thức. Các đồng minh của Tổng thống đương nhiệm Solih ước tính khoản nợ của quốc gia này đối với Trung Quốc lên tới gần 3,5 tỷ USD.

Tổng thống Maldives Abdulla Yameen (trái) trong 5 năm cho đến năm 2018, đã đưa quốc gia nhỏ nhất Nam Á vào quỹ đạo của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tổng thống Maldives Abdulla Yameen (trái) trong 5 năm cho đến năm 2018, đã đưa quốc gia nhỏ nhất Nam Á vào quỹ đạo của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Sri Lanka, quốc gia cũng đã thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ đô la do Trung Quốc tài trợ như một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, cũng làm xói mòn ảnh hưởng của Ấn Độ đối với hòn đảo chiến lược Nam Á. .

"Trung Quốc mang tới một bối cảnh cảnh khác cho an ninh ở Ấn Độ Dương", Nilanthi Samaranyake, giám đốc phân tích chiến lược và chính sách tại Trung tâm Phân tích Hải quân, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, nói với Nikkei. "Thực tế là Ấn Độ hiện đang ủng hộ [thỏa thuận an ninh Mỹ-Maldives] là một sự thay đổi rõ rệt do nhận thức về mối đe dọa đối với Trung Quốc ngày càng tăng."

Bà hy vọng khuôn khổ an ninh sẽ mở đường cho một cuộc đối thoại quốc phòng và an ninh song phương toàn diện hơn giữa Hoa Kỳ và Maldives: "Hoa Kỳ thường tìm cách thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các đối tác không phải là đồng minh và xây dựng từng bước."

Bước đột phá của Washington ở Maldives tất nhiên bị Trung Quốc chỉ trích.

"Các cường quốc không nên tham gia thiết lập phạm vi ảnh hưởng của họ nữa", Long Xingchuan, một nhà nghiên cứu cấp cao của Học viện Quản trị Khu vực và Toàn cầu tại Đại học Nghiên cứu Đối ngoại Bắc Kinh, viết trong một bài bình luận tờ Thời báo Hoàn Cầu. "Trong thế kỷ 21, các quốc gia nên tuân thủ hợp tác tự do, bình đẳng và cùng có lợi."

Vân Trần

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h