Ấn Độ ngày càng thất vọng với Trung Quốc

Thứ năm, 13/08/2020 13:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các phản ứng của New Delhi đối với các nỗ lực của Bắc Kinh gần đây, chẳng hạn như nêu vấn đề Kashmir tại Liên Hợp Quốc, ngày càng trở nên gay gắt.

Những phản ứng của chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày càng gay gắt hơn với các hành động của Trung Quốc - Ảnh: Ritesh K Srivastava

Những phản ứng của chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày càng gay gắt hơn với các hành động của Trung Quốc - Ảnh: Ritesh K Srivastava

Kể từ tháng 8 năm 2019, Trung Quốc liên tục đưa ra vấn đề Kashmir tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA). Tuần trước, vào ngày 5 tháng 8, Trung Quốc lại tìm kiếm một cuộc thảo luận về Kashmir trong danh mục “Bất kỳ hoạt động khác” tại HĐBA.

Đây là lần thứ ba Trung Quốc làm điều này, sau những cố gắng trước đó vào tháng 8 năm 2019 và tháng 1 năm 2020.

Phản ứng của Ấn Độ đối với những nỗ lực như vậy, cũng như các bình luận của Trung Quốc, đang trở nên gay gắt hơn, một dấu hiệu có thể cho thấy chính phủ Ấn Độ đang mất kiên nhẫn với Bắc Kinh.

Kashmir đã không nằm trong chương trình nghị sự của HĐBA kể từ năm 1971. Trung Quốc khôi phục vấn đề Jammu và Kashmir trong HĐBA vào tháng 8 năm 2019 sau quyết định của Ấn Độ hủy bỏ Điều 370, quy chế đặc biệt được trao cho bang Jammu và Kashmir, theo Hiến pháp Ấn Độ.

Trung Quốc mô tả hành động của Ấn Độ nhằm xóa bỏ quy chế đặc biệt của Jammu và Kashmir và chia đôi bang này thành hai lãnh thổ liên hiệp là ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh thổ của nước này trong khu vực Ladakh.

Vào tháng 8 năm 2019, Trung Quốc cho biết quyết định của Ấn Độ là "không thể chấp nhận được". Ấn Độ bác bỏ những lời chỉ trích của Trung Quốc, nói rằng quyết định này là vấn đề nội bộ và không ảnh hưởng đến bên ngoài biên giới. Trung Quốc vẫn kiên trì phản đối.

Sau cuộc họp HĐBA vào tuần trước, Đại diện thường trực của Ấn Độ tại LHQ ở New York đã tweet: “Một nỗ lực khác của Pakistan đã thất bại!”. Mặc dù dòng tweet không nêu tên Trung Quốc nhưng các quan chức Ấn Độ ở những nơi khác đã nêu rõ Trung Quốc là người chịu trách nhiệm.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) trong một tuyên bố cho biết:

“Chúng tôi đã lưu ý rằng Trung Quốc đã khởi xướng một cuộc thảo luận tại HĐBA về các vấn đề liên quan đến Lãnh thổ Jammu & Kashmir của Liên bang Ấn Độ. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tìm cách nêu lên một chủ đề chỉ là vấn đề nội bộ của Ấn Độ.

Cũng như những lần trước, nỗ lực này cũng nhận được rất ít sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ sự can thiệp của Trung Quốc vào công việc nội bộ của chúng tôi và kêu gọi Trung Quốc đưa ra kết luận đúng đắn từ những nỗ lực không có kết quả như vậy”.

Các quan chức Ấn Độ giấu tên chỉ ra rằng, Hoa Kỳ và Pháp đặc biệt đáng chú ý trong việc bác bỏ các nỗ lực của Trung Quốc. Họ đã nói với báo chí Ấn Độ rằng,  Hoa Kỳ đã đi đầu trong việc thách thức các hành động của Trung Quốc và cũng được các thành viên HĐBA khác theo dõi.

Tranh chấp biên giới khiến mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên căng thẳng những năm gần đây - Ảnh: Pixabay

Tranh chấp biên giới khiến mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên căng thẳng những năm gần đây - Ảnh: Pixabay

Phản ứng của Ấn Độ đối với bình luận của Trung Quốc ngày càng trở nên giận dữ. Chẳng hạn như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin tuyên bố rằng, Bắc Kinh rất chú ý đến vấn đề Kashmir và rằng “bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng ở khu vực Kashmir là bất hợp pháp và không hợp lệ”.

Người phát ngôn nói thêm rằng, vấn đề phải được “giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại và tham vấn giữa các bên liên quan”.

Ông Wang cho biết thêm “Trung Quốc chân thành hy vọng rằng hai bên có thể xử lý đúng đắn những khác biệt thông qua đối thoại, cải thiện quan hệ và cùng bảo vệ hòa bình, ổn định và phát triển của hai nước và khu vực”.

Bất chấp giọng điệu nhẹ nhàng hơn một chút, Ấn Độ đã đáp trả gay gắt, nói rằng "Phía Trung Quốc không có lập trường nào về vấn đề này và được khuyến cáo không nên bình luận về công việc nội bộ của các quốc gia khác".  

Loại phản ứng này đang trở nên phổ biến hơn trong giới chức Ấn Độ, có thể phản ánh sự thất vọng mà New Delhi đang cảm thấy đối với các hành động của Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar đã chỉ ra rằng, “tình trạng của biên giới và tương lai của mối quan hệ của chúng ta… không thể tách rời nhau”, về bản chất cho thấy rằng bế tắc ở biên giới sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương.

Đây là một liên kết mà Ấn Độ đã thực hiện trước đây, nhưng không thực sự rõ ràng trong thời gian gần đây. Trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Ấn Độ vào tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Narendra Modi đã đưa ra quan điểm về mối liên hệ này để phản ứng về một cuộc đối đầu biên giới đang diễn ra trong chuyến thăm cấp nhà nước đó.

Ông Modi đã nói công khai, với ông Tập ở bên cạnh, rằng ông đã “nêu lên mối quan ngại nghiêm trọng của chúng tôi về các sự cố lặp lại dọc biên giới. Chúng tôi nhất trí rằng hòa bình và yên ổn ở khu vực biên giới là nền tảng thiết yếu cho sự tin tưởng và tin cậy lẫn nhau và để nhận ra tiềm năng đầy đủ của mối quan hệ của chúng ta”.

Thủ tướng Narendra Modi trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: IANS

Thủ tướng Narendra Modi trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: IANS

Ông tiếp tục nói thêm rằng "hòa bình và ổn định trong quan hệ của chúng ta và dọc theo biên giới là điều cần thiết để chúng ta nhận ra tiềm năng to lớn trong quan hệ hai nước", thể hiện rõ ràng mối liên kết giữa biên giới và hợp tác song phương hòa bình.

Ấn Độ đang đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược với các đối tác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cùng chí hướng. Điều này được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm cả đại dịch và áp lực quân sự của Trung Quốc ở Ladakh, thay vì chỉ là nêu vấn đề tại HĐBA của Trung Quốc.

Nhưng dường như có một nỗ lực để báo hiệu cho việc Ấn Độ sẽ thúc đẩy các mối liên kết hơn nữa.

Tweet về cuộc trò chuyện của mình với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, Bộ trưởng Jaishankar nói rằng ông sẽ tham gia “cuộc họp kín của Nhóm kim cương (Quad) trong tương lai gần”. Một ngày sau, ông Jaishankar có cuộc gặp trực tuyến với Pompeo, Ngoại trưởng Australia Marise Payne và những người khác.

Không có gì nghi ngờ rằng sự thất vọng đang gia tăng trong các quan chức ở New Delhi trước sự không khoan nhượng từ Bắc Kinh, cả về cuộc đối đầu ở Ladakh mà còn về quan hệ song phương trên phạm vi rộng hơn. Ngay cả khi các vấn đề hiện tại được giải quyết, quan hệ Trung-Ấn khó có thể trở lại bình thường trong một thời gian.

Hoài Đức

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế