Bà Trần Uyên Phương: “Chúng ta tập trung vào an toàn thể chất mà chưa đề cập đến an toàn về tinh thần”

Thứ sáu, 13/08/2021 20:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát cho biết: Thời điểm này, các doanh nghiệp cần có những giải pháp linh hoạt, để tạo ra sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp cần kích hoạt năng lượng tinh thần của tập thể”

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều địa phương, trong đó có TP. HCM đã yêu cầu một số doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu, chuyển đổi sang mô hình hoạt động “3 tại chỗ”, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa, cung ứng ra thị trường kịp thời, phục vụ nhu cầu của người dân.

Việc các doanh nghiệp quan tâm tới yếu tố tinh thần của người lao động là rất cần thiết.

Việc các doanh nghiệp quan tâm tới yếu tố tinh thần của người lao động là rất cần thiết.

Thế nhưng, sau thời gian ngắn triển khai, việc thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” hiện đã bộc lộ nhiều bất cập.

Dù vậy, vẫn có một số doanh nghiệp đã có bước chuẩn bị tốt trước khi triển khai mô hình “3 tại chỗ”, từ đó tạo ra một nguồn động lực lớn cho người lao động, giữ vững tinh thần lao động, sản xuất.

Trong buổi Pit-stop "Bí quyết quản trị năng lượng đội ngũ & tổ chức", được tổ chức trực tuyến ngày 13/8, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát cho biết: Trong bối cảnh hiện nay, ban lãnh đạo mỗi doanh nghiệp cần phải kích hoạt năng lượng tinh thần, trước hết là cho chính bản thân họ, sau đó truyền lửa cho người lao động.

“Trong thời gian qua, mọi ý kiến đều chỉ tập trung vào vấn đề thể chất, mà chưa đề cập tới yếu tố tinh thần. Việc chúng ta đang đối mặt có thể kéo dài thêm vài tháng nữa. Do đó, việc các doanh nghiệp quan tâm tới yếu tố tinh thần của người lao động là rất cần thiết”, bà Phương nói.

Theo bà Phương, riêng với Tân Hiệp Phát được tuyển chọn là ngành hàng thiết yếu, được duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình “3 tại chỗ”. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Tân Hiệp Phát chứng tỏ được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. 

Nói rõ hơn về điều này, bà Phương cho hay: “Ban lãnh đạo, người lao động của tập đoàn luôn ý thức được rằng, chúng tôi đang sản xuất những mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu của người dân trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay. Cũng vì là mặt hàng thiết yếu, nên mọi người đều hăng say làm việc, vì họ ý thức được việc làm của mình là giúp đỡ cộng đồng”, Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ.

Tạo ra những hoạt động gắn kết cộng đồng 

Nhằm nâng cao tinh thần của người lao động, Tân Hiệp Phát chăm lo chu đáo cho từng cán bộ nhân viên từ những điều nhỏ nhất như vật dụng sinh hoạt hay từng bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt bếp ăn do chính doanh nghiệp tự triển khai và lên thực đơn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Tân Hiệp Phát chăm lo chu đáo cho từng cán bộ nhân viên từ những điều nhỏ nhất như vật dụng sinh hoạt hay từng bữa ăn hàng ngày.

Tân Hiệp Phát chăm lo chu đáo cho từng cán bộ nhân viên từ những điều nhỏ nhất như vật dụng sinh hoạt hay từng bữa ăn hàng ngày.

Thông qua những bữa ăn tập thể, người lao động có thể phản ánh tới lãnh đạo công ty bữa ăn hôm nay có phù hợp không, có đảm bảo dinh dưỡng hay không. Việc lắng nghe, cải thiện từ bữa ăn cho người lao động cảm thấy mình luôn được tôn trọng và quan tâm.

Trong thời điểm sản xuất "3 tại chỗ" như hiện nay, nhân viên tại Tân Hiệp Phát vẫn duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ để khích lệ nhau như sáng tác nhạc, viết truyện, viết nhật ký vui sống mùa Covid,… Những hoạt động này mang ý nghĩa quan trọng để mọi người cùng gắn kết, chung sức đồng lòng vượt qua thời điểm khó khăn tứ bề hiện nay.

Đặc biệt, sự chia sẻ không chỉ đến từ các anh chị em trong nội bộ mỗi nhà máy mà còn chia sẻ liên nhà máy. Bà Phương không thể “ngờ” được rằng có một ngày nào đó nhà máy tại Bình Dương lại có thể nhận được những món quà thiết thực như khẩu trang, gel rửa tay từ các anh chị em tại nhà máy Hà Nam, Chu Lai gửi vào. Sự đồng hành dù là những việc nhỏ này đã làm đông đảo người lao động vô cùng xúc động.

“Những món quà đó sẽ mang lại năng lực tích cực, người lao động sẽ cảm thấy sự chia sẻ, đồng cảm trong đó. Từ đó, tinh thần của họ sẽ vực dậy để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ cộng đồng và cho xã hội”, bà Uyên Phương bộc bạch.

Người lãnh đạo sẽ là yếu tố gắn kết mọi người

Chia sẻ thêm về những giải pháp nâng cao tinh thần của người lao động “3 tại chỗ”, bà Phương nói: Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng gắn kết mọi người, từ nhân viên, cho tới công nhân.

Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng gắn kết mọi người, từ nhân viên, cho tới công nhân.

Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng gắn kết mọi người, từ nhân viên, cho tới công nhân.

Bà Phương chia sẻ, hiện nay, Tân Hiệp Phát vẫn triển khai mô hình sản xuất “3 tại chỗ”. Nhưng sau gần 1 tháng triển khai, một số người lao động có tâm lý muốn về nhà là điều dễ hiểu. Họ mong chờ từng ngày, từng giờ đến ngày 15/8, thời điểm kết thúc 15 ngày giãn cách xã hội tại TP. HCM. 

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh phức tạp, có lẽ TP. HCM sẽ tiếp tục gia hạn thêm thời gian giãn cách xã hội. Trước tình cảnh này, lãnh đạo của Tân Hiệp Phát quyết định “ăn cùng, ở cùng, ngủ cùng” người lao động, để chia sẻ khó khăn vất vả với họ.

“Tại Tân Hiệp Phát, một số anh, chị là lãnh đạo cấp cao, có người thân mất, nhưng vì tôn trọng tổ chức, họ không xin về nhà. Nhiều lãnh đạo cũng tạm thời bỏ qua các hoạt động gia đình, để cùng gánh vác trọng trách với người lao động. Lãnh đạo làm gương, không có chuyện lãnh đạo được về mà nhân viên phải ở lại làm việc. Từ đó, tạo ra sự gắn kết giữa mọi người, không phân biệt công nhân hay giám đốc”, bà Phương chia sẻ.

Bà Phương nhấn mạnh về những giải pháp vực dậy tinh thần của người lao động trong khi triển khai mô hình “3 tại chỗ”. "Nếu đưa ra những giải pháp quá xa vời, có thể sẽ rất khó thực hiện được, khó tạo ra sự gắn kết giữa mọi người. Cho nên, thời điểm này cần có sự linh hoạt, sự thấu hiểu lẫn nhau, mới tạo ra được sự gắn kết của doanh nghiệp”, bà Phương nói. 

Việt Vũ

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp