Bắc Kinh “tung đòn” sốc, tôm hùm đá Australia tìm kiếm thị trường mới

Thứ sáu, 23/04/2021 06:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước khi quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh xuống cấp, mỗi năm có đến khoảng 11.000 tấn tôm hùm đá được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc để tiêu thụ.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn của Australia. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn của Australia. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, việc chính quyền Bắc Kinh chặn đứng những lô hàng tôm hùm từ Australia tại các cảng trong những tháng gần đây, đã buộc chính phủ và các nhà xuất khẩu tôm hùm của Australia đi tìm những thị trường mới thay thế.

Theo South China Moring Post, ông Andrew Ferguson – chủ doanh nghiệp đánh bắt và xuất khẩu thủy hải sản ở Nam Australia – đều bán ra khoảng 450 tấn tôm hùm đá sang Trung Quốc mỗi năm trước năm 2020. Ông Andrew chia sẻ rằng ông đã phải dày công nghiên cứu và tìm khách hàng tiềm năng tại Trung Quốc hơn 30 năm trước khi đạt được những thành công trên.

Tuy nhiên, cú sốc nguồn tiêu thụ do đại dịch Covid-19 và một lệnh cấm không chính thức từ Bắc Kinh đối với mặt hàng tôm hùm đá vào tháng 11 năm ngoái đã khiến cho ông Andrew và nhiều doanh nghiệp đánh bắt và xuất khẩu tôm hùm khác tại Australia mất trắng các đơn đặt hàng từ Trung Quốc trước đó.

Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu tôm hùm đá Australia 11.000 tấn mỗi năm sang Trung Quốc đã gặp nhiều “sóng gió”.

“Tất cả chúng tôi đều bất ngờ trước quyết định cấm nhập khẩu tôm hùm đá Australia của Trung Quốc. Những năm qua, chúng tôi đều đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp nhờ chuỗi cung ứng sang Trung Quốc”, ông Ferguson chia sẻ.

“Có lẽ chúng ta đều đã quá tự mãn vào sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc. Nhưng, tôi cho rằng đây cũng là một thời điểm tốt để khởi động lại và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới mà chúng ta đã bỏ qua”, ông Ferguson nhấn mạnh.

“Bài học quá lớn”

Tôm hùm được đánh bắt tại vùng biển Cooktown Australia. Ảnh: ABC.

Tôm hùm được đánh bắt tại vùng biển Cooktown Australia. Ảnh: ABC.

Vào đầu tháng 4 này, ông Ferguson liên tục bận rộn với việc marketing các sản phẩm trong doanh nghiệp của ông bằng cách lập một tài khoản trên mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc Wechat để kết nối lại với những khách hàng lâu năm ở Trung Quốc mà ông đã ngừng làm ăn suốt trong suốt nhiều tháng qua.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra trở nên căng thẳng kể từ năm ngoái, khi Australia là một trong những quốc gia đầu tiên kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Ngay sau đó, chính quyền Trung Quốc đã trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng của Australia, như rượu vang, lúa mạch, bông, đồng, than đá, đường và mới nhất là tôm hùm.

Ông Ferguson cho rằng đây quả thực là một bài học quá lớn đối với các doanh nghiệp Australia về việc không nên quá phụ thuộc riêng vào bất kỳ một thị trường đầy tiềm năng nào cả, đặc biệt là Trung Quốc.

“Việc tái gia nhập vào những thị trường cũ sẽ mất nhiều thời gian hơn”, ông Ferguson nhận định. Ông cũng chỉ ra rằng trước kia, do sức tiêu thị của Trung Quốc quá lớn nên các doanh nghiệp tôm hùm đá Australia không có đủ nguồn cung để đáp ứng đến các thị trường khác.

Tại cuộc họp Quốc hội Australia về đa dạng hóa thương mại diễn ra hồi năm ngoái, rất nhiều công ty xuất khẩu đưa ra bằng chứng cho thấy rằng việc chính phủ nước này và các bang đang “nhiều lần quá tập trung vào Trung Quốc, mà lại tỏ ra thờ ơ với các thị trường khác”.

Trong khi đó, Hiệp hội Nông dân Quốc gia Australia (NFF) cũng cho rằng chính phủ liên bang cần phải đề ra “những ưu tiên dài hạn về việc tiếp cận những thị trường mới”.

“NFF vẫn chưa thấy được những nỗ lực trong việc tăng cường tiếp cận của Australia đối với các thị trường nước ngoài khác; việc tăng cường các cấp độ tiếp cận đối với những thị trường hiện có – nên và cần phải đi đôi với việc thiết lập các thị trường xuất khẩu hoàn toàn mới”, trong bức thư của NFF gửi đến Canberra.

Liên tiếp trong hai năm 2019 và 2020, Trung Quốc đã mua đến 91% tổng sản lượng tôm hùm đá xuất khẩu của Australia. Một dự báo của Bộ Nông nghiệp Australia cho biết, trong vòng 5 năm tới, xuất khẩu tôm hùm đá của nước này vẫn chưa thể quay về mức đỉnh trong giai đoạn năm 2013-2019.

Một bản báo cáo cũng đưa ra nhận định cho rằng ngành xuất khẩu Australia vẫn có những cơ hội đã bù đắp những tổn thất thương mại tại thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, “những thị trường mới sẽ nhỏ hơn so với Trung Quốc va tập trung vào phân cấp sản phẩm giá rẻ hơn”.

Về phần mình, ông Ferguson hiện đang tìm kiếm những thị trường mới, bao gồm việc bán tôm hùm đá đông lạnh được đóng gói cho các siêu thị tại Australia, Mỹ và châu Âu – vốn là những thị trường lớn nhất của Australia trước khi nước này chuyển hướng sang Trung Quốc sau thỏa thuận thương mại tự do ký kết năm 2015.

                                                                                                             Hương Vũ

Tin khác

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp