Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động sẽ bán… cả rau

Chủ nhật, 07/06/2020 10:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dự án Vườn rau 4K (4KFarm) của Bách Hóa Xanh đầu tư sẽ có tiêu chuẩn 4 không: không thuốc trừ sâu, không chất tăng trưởng, không chất bảo quản, không biến đổi gene.

4KFarm sẽ không thu mua từ bên thứ 3

Điểm nhấn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Thế Giới Di Động) trong mùa Đại hội đồng thường niên 2020 có lẽ là màn giới thiệu Dự án Vườn rau 4K (4KFarm) của theo tiêu chuẩn 4 không: không thuốc trừ sâu, không chất tăng trưởng, không chất bảo quản, không biến đổi gene.

ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động. Ảnh: Nguyên Ngọc

ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động. Ảnh: Nguyên Ngọc

Theo Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động Nguyễn Đức Tài đây là một ước mơ ngay từ khi xây dựng Bách Hóa Xanh. Với dự án này người nông dân được bao tiêu đầu ra và 4KFarm chỉ thu mua từ các nông dân hợp tác, không thu mua từ bên thứ 3.

4KFarm sẽ tạm ứng trước chi phí cho các hộ nông dân để trồng rau theo nhu cầu thị trường. Công ty tập trung nghiên cứu công nghệ và chuyển giao cho nông dân để phát triển cây trồng tốt nhất.

Chủ tịch Thế Giới Di Động chia sẻ, hiện công ty mới có vườn tại Châu Pha (Vũng Tàu) đã xét nghiệm đất và nước. Ngay từ đầu khi lập dự án Bách Hóa Xanh, chúng tôi đã có ước mơ sẽ quay lại tác động và hỗ trợ người nông dân. Chúng tôi sẽ chuyển giao lại công nghệ và các công việc liên quan cho nông dân. Đây là ước mơ đã thành hiện thực, dù lẽ ra chúng tôi kỳ vọng phải vài năm nữa mới thực hiện.

Vì sao Thế Giới Di Động quyết định mở Bách Hóa Xanh chỉ ở 25 tỉnh?

Muốn trồng rau để bán thì Bách Hóa Xanh phải hướng đến vùng có quỹ đất lớn dành cho nông nghiệp và có lẽ đó là lý do Thế Giới Di Động quyết định mở Bách Hóa Xanh chỉ ở 25 tỉnh.

Và đó là một trong các nội dung được thảo luận nhiều nhất về chiến lược mở rộng và điểm lợi nhuận của Bách Hóa Xanh. Đại diện bộ phận quan hệ nhà đầu tư của Thế Giới Di Động trình bày việc mở rộng Bách Hóa Xanh theo 2 giai đoạn với hiện tại là tăng tốc mở mới, mở rộng thị trường, đầu tư mạnh cho hệ thống kho và trung tâm phân phối (DC).

CEO Thế Giới Di Động Trần Kinh Doanh cho biết, với nhu cầu đột biến trong tháng 3, Bách Hóa Xanh thực sự đã có lãi nhưng đó là may mắn khi doanh thu trên mỗi cửa hàng đột biến ở mức 1,6 tỷ đồng. Các tháng sau biên lãi gộp 24-25% sau hủy hàng.

Với lãi gộp đó trừ đi chi phí hoạt động khoảng 20%, chi phí DC (trung tâm phân phối, kho) khoảng 5,5% thì dự án bắt đầu trang trải được các chi phí. Khi nào biên lãi gộp tăng thêm một phần nhỏ nữa sẽ có lời.

Do đó, chiến lược 2020 của Bách Hóa Xanh sẽ chỉ mở cửa hàng từ vùng Đắk Lắk, Lâm Đồng trở vào Cà Mau, mở rộng quy mô ra 25 tỉnh thành, nâng tổng số lên khoảng 1.800-1.900 cửa hàng nhưng lại chưa có kế hoạch mở rộng ra miền Bắc.

Năm 2021, Bách Hóa Xanh vẫn tập trung tại các tỉnh, thành có sẵn nhưng mở thêm 500 - 600 cửa hàng để đảm bảo việc có lợi nhuận. Đây là chiến lược nội bộ của Thế Giới Di Động nhưng không có nghĩa không mở rộng ra các tỉnh thành khác.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài nhấn mạnh, Bách Hóa Xanh năm nay sẽ đạt doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng. Khi quy mô của chuỗi càng lớn thì Thế Giới Di Động càng có khả năng thương lượng để tăng tỷ lệ lãi gộp từ các nhà cung cấp. Vì vậy, sang năm, hệ thống chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ chắc chắn có lãi sau khi trừ đi mọi chi phí.

Hạ 30% mục tiêu lãi ròng 2020 vì... dịch Covid-19

Cái không may của MWC là đợt bùng phát dịch bệnh rơi đúng vào giai đoạn cao điểm tiêu thụ điện thoại, điện máy. Vì thế 2 chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh không còn nhiều cơ hội cải thiện doanh thu trong nửa cuối năm do các sự kiện thể thao quan trọng đã phải dời sang năm 2021. Trong khi hoạt động bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng và chưa mang lại lợi nhuận.

Chính vì thế, năm 2020, Thế Giới Di Động đặt kế hoạch cho doanh thu thuần hợp nhất đạt 110.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019, trong khi đó lợi nhuận sau thuế đạt 3.450 tỷ đồng, giảm 10%.

Trước đó, Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động đặt kế hoạch doanh thu năm 2020 là 122.554 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.835 tỷ đồng, tăng lần lượt 20% và 26% so với năm 2019. 

So với kế hoạch ban đầu, Thế Giới Di Động đã lần lượt hạ hơn 10% chỉ tiêu doanh số và gần 30% chỉ tiêu lợi nhuận. Kế hoạch này được xem khá thận trọng trong bối cảnh sức tiêu dùng của người dân rất có thể sẽ giảm vì Covid-19 trong nửa cuối năm 2020.

Ngọc An

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô