Ngành chế biến, chế tạo - động lực tăng trưởng mới cho Quảng Ninh

Bài 2: Quảng Ninh: Những đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến - chế tạo

Thứ sáu, 02/12/2022 10:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Công nghiệp chế biến, chế tạo được Quảng Ninh coi như xương sống của nền kinh tế, là nền tảng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh.

Sự kiện: Quảng Ninh

Quảng Ninh xác định phải đạt 3 đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến - chế tạo, gồm đột phá về thu hút đầu tư; tỷ trọng đóng góp trong GRDP và thu hút lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Bài liên quan

Những chuyển đổi mạnh mẽ từ Nghị quyết số 01

Tháng 11/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU - nghị quyết đầu tiên của cả nhiệm kỳ về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết đã tạo ra sự đột phá, mở ra hướng phát triển toàn diện cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh.

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020, nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh “Về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Quảng Ninh đạt xấp xỉ 19%.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã đạt và vượt đối với các mục tiêu về tỷ trọng trong GRDP, tốc độ tăng trưởng, thu hút vốn đầu tư đề ra tại nghị quyết.

bai 2 quang ninh nhung dot pha trong phat trien cong nghiep che bien  che tao hinh 1

Chế biến sản phẩm ruốc hầu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Quảng Ninh (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh)

Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh ngày càng tăng, năm 2021 đạt 11,9% - tăng 2,1% so với năm 2020, 9 tháng của năm 2022 ước đạt 12,3%, tăng 0,4% so với năm 2021 và tăng 2,5% so với năm 2020. Bình quân 2 năm, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt xấp xỉ 19% (cao hơn so với mức bình quân đã đề ra theo Nghị quyết 01 là 17%/năm).

Tổng vốn đầu tư đạt trên 32.976 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đạt 1.112 triệu USD, đạt 65,8% mục tiêu Nghị quyết đã đề ra. Tổng số lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh tăng lên khoảng 9.200 người, đạt 76,7% so với mục tiêu bình quân đề ra.

Theo đại diện tỉnh Quảng Ninh, với các dự án đầu tư mới được đưa vào hoạt động, năm 2022, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tăng 15,5%. Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đã tạo việc làm mới cho gần 1 vạn lao động. Nâng tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực này lên trên 63.000 người.

Nền tảng để Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch mô hình tăng trưởng

Từ thực tế phát triển sẵn có, có thể khẳng định, công nghiệp chế biến, chế tạo là một ngành kinh tế quan trọng và trở thành trụ cột chính của địa phương này.

Theo các chuyên gia nhận định, tại Quảng Ninh, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được xếp vào nhóm có dư địa phát triển lớn. Quảng Ninh đang có nhiều lợi thế để phát triển mạnh mẽ, vượt trội ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khi có hệ thống các cảng biển, dịch vụ logistics, các khu công nghiệp, đường cao tốc và đặc biệt là hệ thống các cặp cửa khẩu song phương với Trung Quốc, tạo thành chuỗi dây chuyền, liên kết khép kín. Tuy nhiên, nhóm ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Cụ thể, theo ThS. Lê Nguyên Thành - Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu phát triển công nghiệp và năng lượng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương: So sánh với 11 địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2020 giá trị tăng thêm của ngành chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh chỉ đóng góp khoảng 3,3% trong cơ cấu giá trị công nghiệp chế biến, chế tạo của vùng Đồng bằng sông Hồng (tăng nhẹ so với năm 2010, chiếm khoảng 2,9%). Trong vùng Đồng bằng sông Hồng, công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh hiện đứng thứ 9/11 địa phương.

Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 9 tháng năm 2022 có xu hướng chậm lại so với cùng kỳ do một số dự án công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đi vào hoạt động, một số sản phẩm có đóng góp vào GRDP không đạt được sản lượng theo kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân là do tiến độ lập quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng một số khu công nghiệp còn chậm; việc triển khai một số dự án hạ tầng khu công nghiệp còn chưa đáp ứng được yêu cầu… Theo ông Ngô Hoàng Ngân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Quảng Ninh, một trong những yếu tố khiến cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh là do hiệu quả của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong công nghiệp chế biến, chế tạo còn thấp, hiệu quả thu hút các dự án lớn, có tính động lực chưa cao.

Quảng Ninh xác định phải đạt 3 đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, gồm đột phá về thu hút đầu tư, về tỷ trọng đóng góp trong GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) và thu hút lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Quảng Ninh xác định, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình “3 trong 1” khu công nghiệp - khu đô thị - khu dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại tạo môi trường làm việc và môi trường sống văn minh, hiện đại an toàn, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Bên cạnh đó, có giải pháp mạnh mẽ giải quyết bài toán về lao động ở Quảng Ninh nói chung và lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp nói riêng; có những chính sách để chuyển đổi cơ cấu lao động tại địa phương, chính sách về đào tạo và đào tạo lại lao động để góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh… Quảng Ninh đang hết sức tập trung cho việc phát triển nguồn nhân lực với hàng loạt chính sách đặc thù, để tạo đột phá cho việc phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo. Đến nay, lực lượng lao động của tỉnh Quảng Ninh là khoảng 700.000 người, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85,5%, đứng thứ 3 cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở xã hội.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư theo hướng chủ động, mang tính chuyên môn cao; nghiên cứu xây dựng, ban hành bộ tiêu chí quan lựa chọn các nhà đầu tư thứ cấp vào các khu công nghiệp để đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; thực hiện công khai, minh bạch thông tin quy hoạch tỉnh. Quảng Ninh cũng đặt trọng tâm là phát triển và phát huy hiệu quả các KCN nằm trong KKT cửa khẩu Móng Cái, Vân Đồn và KKT ven biển Quảng Yên. Cùng với việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ninh cũng tiếp tục tạo được những đột phá mới.

Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu trong thời gian tới, Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng các sở, ngành liên quan sẽ tập trung rà soát, đánh giá lại việc hỗ trợ cho nhà đầu tư bên trong khu công nghiệp liên quan đến vật liệu san lấp; hạ tầng điện, nước đến chân hàng rào trong nội khu công nghiệp; xử lý nước thải ngoài hàng rào; việc kết nối các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội xung quanh khu công nghiệp; hướng đầu tư hạ tầng kết nối từ nguồn ngân sách cho các khu công nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết, hiện, phía Sở Công Thương đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm tận dụng tối đa hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận và tận dụng được các ưu đãi, cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do đã mang lại.

PV

Bình Luận

Tin khác

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

(CLO) Thời gian qua, Phú Thọ được xem là một trong các đơn vị làm tốt công tác quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc tỉnh quản lý. Các doanh nghiệp có mỏ khai thác thuộc địa phận Phú Thọ được giám sát chặt chẽ, qua đó đến thời điểm hiện tại, tình hình khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ quản lý ổn định và không xảy ra tình trạng khai thác trái phép.

Đời sống
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Đời sống
Nam Bộ sắp chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng gay gắt

Nam Bộ sắp chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng gay gắt

(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, từ ngày 5/5, nắng nóng diện rộng ở các khu vực Tây nguyên, Nam bộ có khả năng kết thúc.

Đời sống
Gặp gió lốc khiến tàu câu mực bị chìm, 2 ngư dân Nghệ An mất tích

Gặp gió lốc khiến tàu câu mực bị chìm, 2 ngư dân Nghệ An mất tích

(CLO) Khi đang đi câu mực trên biển thì gặp gió lốc, một tàu cá ở Nghệ An bị lật khiến 2 người mất tích và 1 người may mắn được cứu sống.

Đời sống