Ngành chế biến, chế tạo - động lực tăng trưởng mới cho Quảng Ninh

Bài 1: Tầm nhìn lớn cho những bước phát triển đột phá của Quảng Ninh

Thứ năm, 01/12/2022 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc xác định ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng mới có thể nói là tầm nhìn xa, tầm nhìn lớn của Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh hiện đang thực hiện mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” để khai thác các tiềm năng, phát triển bền vững.

Sự kiện: Quảng Ninh

Trong quá trình chuyển đổi đó, việc chú trọng phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; phát triển các ngành mới có giá trị gia tăng cao, công nghiệp phụ trợ, là một trong các đột phá của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bài liên quan

Nghị quyết số 01 – mở hướng phát triển

Theo các chuyên gia nhận định, tại Quảng Ninh, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được xếp vào nhóm có dư địa phát triển lớn. Quảng Ninh đang có nhiều lợi thế để phát triển mạnh mẽ, vượt trội ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khi có hệ thống các cảng biển, dịch vụ logistics, các khu công nghiệp, đường cao tốc và đặc biệt là hệ thống các cặp cửa khẩu song phương với Trung Quốc, tạo thành chuỗi dây chuyền, liên kết khép kín. Tuy nhiên, nhóm ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Đặc biệt, trong bối cảnh tỉnh Quảng Ninh hiện đang thực hiện mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” để khai thác các tiềm năng, phát triển bền vững. Trong quá trình chuyển đổi đó, bên cạnh việc tăng tốc phát triển dịch vụ, Quảng Ninh cũng rất chú trọng phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; phát triển các ngành mới có giá trị gia tăng cao, công nghiệp phụ trợ, coi đây là một trong các đột phá của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

bai 1 tam nhin lon cho nhung buoc phat trien dot pha cua quang ninh hinh 1

Nhà máy S-Việt Nam tại KCN Đông Mai của Tập đoàn Foxconn

Nhận diện rất sớm những tiềm năng lợi thế đó, ngay sau Đại hội Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU “Về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”. Đây là nghị quyết đầu tiên của cả nhiệm kỳ về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nghị quyết đã lựa chọn phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo làm mũi trọng tâm trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một trong ba trụ cột chính trong ngành công nghiệp Quảng Ninh.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU trong bối cảnh hiện tại là chủ trương đúng đắn, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của quốc gia, khu vực và của tỉnh, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần chiếm ưu thế trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn cầu.

Để cụ thể hóa cho Nghị quyết số 01, tháng 2/2021, Ban Quản lý KKT tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 226/KH-BQLKKT triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong các KCN, KKT của tỉnh đến năm 2025. Mục tiêu được đơn vị đưa ra, đó là chú trọng thu hút có chọn lọc dự án vốn FDI có chất lượng thuộc các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; nghiên cứu, đề xuất bổ sung các KCN mới để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của hành lang kinh tế, hành lang đô thị gắn với hành lang giao thông trọng điểm sắp được mở ra thuộc tuyến phía Tây và phía Đông của tỉnh tại địa bàn Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều, Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái; nghiên cứu, đề xuất các đề án, cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để tăng tính hấp dẫn, thu hút đầu tư nhằm phấn đấu đến năm 2025, các dự án ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại KCN, KKT đóng góp 70-80% của tỷ trọng 15% ngành công nghiệp chế biến, chế tạo toàn tỉnh trong GRDP và thu nộp cho ngân sách nhà nước từ 1.500-2.000 tỷ đồng/năm.

Và thực tế hai năm qua, có thể nói, Nghị quyết đã tạo ra sự đột phá, mở ra hướng phát triển toàn diện cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh. Đến nay, quy mô doanh nghiệp lĩnh vực chế biến, chế tạo tại tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, bình quân tăng 11,2%/năm. Năm 2010, Quảng Ninh có 291 doanh nghiệp chế biến, chế tạo, thì đến hết năm 2021 đã có hơn 800 doanh nghiệp, chiếm hơn 80% số doanh nghiệp trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Chỉ tính trong 2 năm 2021 và 2022, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút 14 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 5 lượt dự án công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đạt gần 33.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn FDI đạt 1,1 tỷ USD.

Ưu tiên thu hút những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch

Là một trong những địa phương đi đầu và kiên định với mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” để khai thác các tiềm năng, phát triển bền vững, vì thế, trong việc phát triển ngành chế biến, chế tạo, mục tiêu được Quảng Ninh đưa ra là ưu tiên thu hút những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, ít hao hụt tài nguyên, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giúp doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn tỉnh có thể tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp FDI lớn ở một số ngành, lĩnh vực mà tỉnh đang có thế mạnh.

bai 1 tam nhin lon cho nhung buoc phat trien dot pha cua quang ninh hinh 2

Sản xuất sản phẩm dệt may tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt).

Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 15%, đến năm 2030, con số này đạt 20%. Để hiện thực hoá được điều này, tỉnh đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, giảm dần những ngành lệ thuộc nhiều vào tài nguyên khoáng sản, tác động đến môi trường. Đồng thời, ưu tiên thu hút có chọn lọc những dự án công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, thông minh và thân thiện môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ, cụm liên kết ngành, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng hiện đại, phát triển xanh...

Tỉnh cũng xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ, cụm liên kết ngành, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng hiện đại.

Tỉnh cũng chú trọng phát triển các KCN sinh thái, KCN chuyên sâu, giảm bớt KCN tổng hợp; tăng tính liên kết giữa các KCN, KKT của Quảng Ninh - Hải Phòng, hình thành các cụm sản xuất có quy mô lớn, tập hợp các ngành để hỗ trợ nhau tạo nên những sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh; rà soát, bổ sung quy hoạch một số KCN, CCN mới, có lợi thế cạnh tranh, phát huy hiệu quả hạ tầng giao thông chiến lược của 2 tuyến phía đông và phía tây.

Với những định hướng phát triển dài hạn, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Qua đó, đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng chung, bền vững và đột phá của Quảng Ninh.

PV

PV

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

(CLO) Ngày 4/5, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 1325/UBND-TNMT về việc đấu giá 03 mỏ cát Châu Sơn, Liên Mạc (Thượng Cát), Tây Đằng - Minh Châu.

Đời sống
Bắc Ninh: Phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024

Bắc Ninh: Phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, tại Khu công nghiệp VSIP, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024.

Đời sống
TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh 'không tem, không nhãn mác'

TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh "không tem, không nhãn mác"

(CLO) Cục Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) vừa phát hiện và tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ, trị giá khoảng 550 triệu đồng.

Đời sống
Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

(CLO) Sau khi phát hiện người đàn ông chết trong lô cao su, người dân đã báo với cơ quan chức năng để xác định danh tính nạn nhân.

Đời sống
Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống