Bao giờ khổ tận cam lai?

Thứ sáu, 03/04/2015 14:23 PM - 0 Trả lời

Bao giờ khổ tận cam lai?

Congluan.vn

Một cuộc hội thảo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng  vừa được Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương tổ chức tại TP. HCM vào ngày 27/2 vừa qua đã xới lên khá nhiều vấn đề được bạn đọc quan tâm bởi ít nhất cũng nhằm biết rằng ai bảo vệ mình? Và khi gặp nguy nan, thua thiệt thì ai sẽ giải cứu mình? Và đâu là hành lang pháp lý của người tiêu dùng (NTD)?

Cách đây đúng 10 năm, Pháp lệnh về Bảo vệ quyền lợi NTD do UB Thường vụ Quốc hội dù đã ban hành.

Tuy nhiên phải đến năm ngoái, Nghị định 55/2008/NĐ-CP – quy định chi tiết thi hành pháp lệnh mới ra đời (24/4/2008). Ít có văn bản pháp quy ngang tầm với một bộ luật phải chờ hướng dẫn thực hiện lâu dài như vậy, kéo theo hệ lụy là bao nhiêu  ách tắc trong xử lý các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, đến hội thảo lần này, bản nghị định quan trọng này dù đã được ban hành vẫn phải “nằm chờ” thông tư hướng dẫn. Hỏi Bộ Công Thương, câu trả lời là không biết bao giờ!

Không chờ đến hội thảo này mới làm rõ hơn yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ nguời tiêu dùng. Hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng thấp bán giá cao, hậu mãi… đang ngày đêm “thập diện mai phục” NTD. Danh hiệu thượng đế dành cho NTD trong không ít trường hợp trở thành trò cười. Khách hàng luôn luôn thua thiệt. Không ít trường hợp, NTD chịu cảnh… kiện củ khoai và nếu có hiệp sĩ nào ra tay tế độ cũng chỉ là “Donkihote chiến đấu với cối xay gió”. Đáng quan ngại là tại hội thảo này lại  xuất hiện xu hướng… chờ ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Luật này, theo lộ trình, nhanh nhất phải đến năm 2010 mà nếu chậm sẽ hết nhiệm kỳ Quốc hội vẫn treo. Khi ấy, Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 55 có khi lại phải điều chỉnh cho đúng với luật mới. Từ từ cho khoai nó nhừ , nhưng đợi đến bao giờ đây ? Vậy trong khi chờ đợi, ai sẽ bảo vệ, cứu giúp NTD?

TS Nguyễn Mộng Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD TPHCM  cho rằng hội của ông khó đại diện NTD để khởi kiện vì không có hoá đơn, chứng từ, bằng chứng v.v… chứng minh thiệt hại? Trên thực tế  chưa có tiền lệ cho việc bảo vệ NTD trước pháp luật dù trong Nghị định 55, điều 13, khoản 1, điểm b đã quy định rất rõ: Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD có quyền “đại diện cho NTD tiến hành khiếu nại tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khởi kiện ra toà án khi được NTD uỷ quyền”.

 Vậy lý do chính mà Hội TCBVNTD ngại ngùng vì mất công sức, tiền bạc theo đuổi quá trình tranh tụng, trong khi cán bộ của các hội không hề được hưởng các chế độ gì? Nghị định 55 quy định, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD “được nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước”, nhưng hầu hết các hội  địa phương vốn đã chưa phủ kín, hiện  là hội 4 không : Không biên chế, không kinh phí, không trụ sở và không hoạt động. 

 Đáng chú ý là chỉ có các vụ khiếu nại lớn của NTD như sữa melamine, sữa kém chất lượng, đong thiếu và gian lận tại các cây xăng, nước tương chứa 3-MCPD gây ung thư mới được giải quyết… phần nào. Đơn cử như vụ sữa kém chất lượng: Sở Y tế TP. HCM xử phạt 5 cơ sở vi phạm 50.200.000 đồng và buộc thu hồi sản phẩm kém chất lượng. Tuy nhiên, một lượng sữa rởm đã bán ra và NTD phải tốn tiền mua nó bằng giá sữa chất lượng  cao thì không được giải quyết. Đây là sự bất cập lớn nhất, gây ra sự bất công đối với NTD. Và với cung cách này, NTD còn phải chờ bao giờ khổ tận đến ngày cam lai?

Thảo trân       

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn