(NB&CL) Vụ việc một học sinh Trường THPT An Phúc, huyện Hải Hậu (Nam Định) bị bạn học cùng trường đâm tử vong chiều 9/5 vừa qua chỉ là một trong những sự vụ bạo lực học đường gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra gần đây.
Bạo lực học đường ngày càng trở thành chuyện lớn và như nhìn nhận của chuyên gia giáo dục - ThS. Bùi Khánh Nguyên, “ngăn chặn và hạn chế bạo lực học đường không thể là việc làm một sớm một chiều của riêng lẻ một ai, mà phải là sự bắt tay triệt để, tận tâm từ nhiều phía”.
Ngày 9/5, Trường THPT An Phúc đã có báo cáo gửi các cơ quan quản lý về sự việc một học sinh lớp 11 tử vong trên đường đi từ trường về nhà. Theo nhiều thông tin, do mâu thuẫn từ trước trên mạng xã hội, sáng 8/5, tại Trường THPT An Phúc, N.P.C (sinh năm 2005, học sinh lớp 12C6) đã dùng tay tát Đ.H.A.P (sinh năm 2006, trú tại xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, học sinh lớp 11B6) là bạn học cùng trường. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, N.P.C được bạn học chở về nhà. Khi C đi đến địa phận xóm 4, xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, thì bị Đ.H.A.P cùng nhóm bạn 4 người, đều là học sinh Trường THPT An Phúc chặn lại đánh. Bị đánh, C đã lấy một thanh kim loại tự chế dài khoảng 13cm, đầu được mài nhọn để chống trả. Hậu quả làm Đ.H.A.P bị đâm vào vùng ngực, tử vong trên đường đi cấp cứu.
Điều đau xót là bi kịch học đường tại trường An Phúc chỉ là một vụ việc mới nhất trong những vụ bạo lực học đường diễn tiến theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng. Chỉ cần với từ khóa “học sinh tử vong tại trường”, không khó để nhận diện những sự vụ bi kịch tương tự đã xảy ra. Đơn cử như vụ ngày 7/4/2023, một nam sinh lớp 9 bị đâm tử vong ngay trong sân trường; một học sinh lớp 9 đâm bạn tử vong nghi mâu thuẫn tình cảm tại Sóc Trăng…
Theo số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.
Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục, hệ lụy gây nên bởi bạo lực học đường là khôn lường và khó có thể đong đếm. Đó không chỉ là bi kịch mất đi những sinh mạng ở tuổi còn xanh mà còn là những hệ quả khó có thể bù đắp được về mặt tinh thần.
Như nhìn nhận của Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Các tác hại liên quan đến cơ thể thì chúng ta có thể thấy ví dụ như bầm tím, gãy xương, chấn thương sọ não hay nặng hơn có thể tử vong. Ngoài các tổn thương về cơ thể, chúng tôi thấy hậu quả nặng nề và lâu dài hơn đó là các tổn thương về tinh thần. Có những trẻ từ chối không muốn đến trường nữa, nặng hơn có thể gây ra các rối loạn tâm thần, ví dụ các trường hợp trầm cảm, thậm chí có những bạn đã tự tử”.
Cũng theo bác sĩ Đỗ Minh Loan, những nạn nhân của bạo lực học đường có thể có xu hướng bạo lực người khác bởi học cách sử dụng bạo lực trong việc giải quyết vấn đề. Những vết tím bầm rồi cũng sẽ phai nhưng vết thương tâm lý thì chưa biết bao giờ mới có thể lành lặn. Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cũng cho rằng, một trong những nỗi ám ảnh của các em là bị cô lập, bị kỳ thị, và đặc biệt là việc bị dọa đánh hội đồng là một ám ảnh và tạo khủng hoảng tinh thần rất lớn.
Nhiều trường hợp học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực là vấn đề đáng báo động. Thực trạng là nghiêm trọng, hệ lụy là rõ ràng và khôn lường. Vấn đề lớn nhất còn lại được đặt ra vẫn là câu hỏi không hề mới: Làm sao để giảm thiểu bạo lực học đường?
Một câu hỏi không hề mới và cho tới nay vẫn chưa có được lời giải thoả đáng, cũng đủ cho thấy sự nan giải, phức tạp của vấn đề bạo lực học đường. Để có giải pháp thì phải nhìn nhận rõ nguyên nhân. Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cho rằng bạo lực học đường nảy sinh có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố về tâm lý lứa tuổi. Lứa tuổi học sinh thích thể hiện, hiếu thắng, bốc đồng nên dễ nảy sinh những hành vi thiếu kiểm soát.
“Yếu tố thực sự theo tôi đến từ nhận thức về bạo lực, sự thấu hiểu – đồng cảm của các em học sinh với nhau, sự bức bối, căng thẳng từ cuộc sống, học tập đến ảnh hưởng của các phim hành động, của sự bức bối do lối sống, sinh hoạt. Đặc biệt là sự thiếu quan tâm, yêu thương, dạy dỗ từ người lớn….” - Chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang cho biết.
Là một người làm giáo dục, tiếp xúc hằng ngày với các em, thầy Huỳnh Thanh Phú - Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) từng cho rằng những vụ bạo lực học đường gần đây có tính chất càng tàn bạo, phản ánh một số vấn đề đáng lo ngại. Thứ nhất, tình trạng “sống ảo”, anh hùng bàn phím; muốn chứng tỏ mình thông qua những clip bạo lực. Thứ hai, là sự vô cảm, thiếu tình thương, của giới trẻ; khi biết thương yêu đoàn kết thì các em không thể hành xử cay nghiệt, gây thương tích cho bạn hoặc thờ ơ trước sự việc. Thứ ba, đây là hồi chuông báo động để ngành giáo dục cần nhìn lại giáo trình giảng dạy trong suốt thời gian dài đã luôn tập trung vào việc dạy chữ mà thiếu dạy làm người, hay nói cách khác là dạy kỹ năng sống cho các em.
Quan điểm của thầy Huỳnh Thanh Phú có lẽ không khác với góc nhìn của chuyên gia giáo dục ThS. Bùi Khánh Nguyên. Theo ông, “ngăn chặn và hạn chế bạo lực học đường không thể là việc làm một sớm một chiều của riêng lẻ một ai, mà phải là sự bắt tay triệt để, tận tâm từ nhiều phía”.
Ở đây, ngoài khía cạnh “từ nhiều phía”, nghĩa là sự vào cuộc đồng loạt của cả gia đình, nhà trường và xã hội, thiết nghĩ cần nhấn mạnh tới hai chữ “tận tâm”, tận tâm hơn nữa. Bởi với một vấn nạn với quá nhiều hệ luỵ khôn lường tới thế hệ trẻ như thế này, mọi sự qua loa, nói rồi để đấy, làm cho xong, làm chưa thực sự đến cùng và quyết liệt, thì hiệu quả sẽ vẫn là con số O.
Với ngành giáo dục, câu chuyện “việc dạy chữ mà thiếu dạy làm người, hay nói cách khác là dạy kỹ năng sống cho các em” cần phải được hiện thực hoá một cách cụ thể quyết liệt hơn nữa. Việc mới đây, Bộ GD&ĐT cho biết đã và đang thực hiện 7 giải pháp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, trong đó có việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện, xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường… có thể xem là những nỗ lực đáng trân trọng bước đầu.
Với các cơ quan chức năng, như nhìn nhận của ông Đinh Công Sỹ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội là việc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống bạo lực học đường, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng; tăng cường năng lực ứng phó của các cơ quan chức năng trong việc kịp thời gỡ bỏ các thông tin xấu, thông tin độc hại trên mạng xã hội có thể gây ra các hành vi bạo lực học đường; cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, nhất là cơ chế chia sẻ thông tin đúng, thông tin kịp thời khi có dấu hiệu của vụ việc bạo lực học đường. Cá thể hóa trách nhiệm của các bên trong quá trình tiếp nhận, giải quyết vụ việc.
Và trong câu chuyện loại trừ bạo lực học đường, không thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và nhà trường… Đặc biệt, là sự thấu hiểu, chia sẻ, gần gũi hơn nữa từ gia đình, từ những người làm cha làm mẹ. Nói như chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang, trẻ em cần được dạy dỗ cách tự phòng vệ, việc không thể dùng bạo lực để bắt nạt bạn bè, việc thấu hiểu và đồng cảm với người khác - điều này cần bắt đầu từ gia đình, sau đó mới tới nhà trường và xã hội.
Hay góc nhìn của Chuyên gia tâm lý Hoàng Trung Học thiết nghĩ cũng rất đáng được quan tâm: “Các bậc phụ huynh cần chú ý giáo dục nhận thức cho con trẻ hiểu rằng, nếu chúng vung nắm đấm với bạn, đó không phải là hành động của một “anh hùng”, mà là một hành vi bạo lực đáng bị lên án.
Ngược lại, nếu chúng thụ động chấp nhận hành vi bạo lực, chúng sẽ phải chịu đựng những thương tổn không đáng có. Chúng ta không tán thành việc con cái dùng bạo lực với người khác. Chúng ta cũng không cổ xúy việc dùng bạo lực để chế ngự bạo lực, nhưng cần dạy trẻ cách ứng phó tích cực. Đó là biết tự vệ, biết lên tiếng trước bạo lực thay vì chịu trận và trở thành nạn nhân”.
(CLO) Chiều 4/10, tại huyện Nghi Xuân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Hà Tĩnh là địa phương có biển thứ 17 được Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình này.
(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.
(CLO) Nhóm 4 đối tượng đã trộm 16 hộp đen khác trên địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… với tổng giá trị thiệt hại khoảng 460 triệu đồng.
(CLO) Công an tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Đình Lưu (SN 1971, trú tại: Tổ 11, phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.
(CLO) Các ông Hồ Đăng Kh. và Hồ Đăng Ngh. Đang tranh chấp quyền sử dụng đất nên đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã Đức Trạch. Trong khi diện tích đất đang còn tranh chấp, công chức địa chính xã Đức Trạch làm giả một số giấy tờ xin cấp đất để trình hồ sơ cấp đất cho Chủ tịch UBND xã Đức Trạch để ký xác nhận.
(CLO) Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
(CLO) Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, liên ngành Y tế - Giáo dục đã phối hợp chuẩn bị Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi, đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều và tối).
(CLO) Trong quá trình san sạt đất để đào móng làm nhà, một hộ dân ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) đã phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt và di vật nghi là của bộ đội Việt Nam.
(CLO) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ, riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân.
(CLO) Từ chiều nay (ngày 04/10), trong khi mực nước sông Hồng (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) dâng lên cao làm cầu phao Phong Châu tạm ngừng phục vụ, để thuận lợi cho người dân qua sông, phà quân đội đã chính thức được hoạt động.
(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
(NB&CL) Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, phức tạp, khó lường và có những tác động mạnh hơn so với trước đây. Siêu bão Helene đang quần thảo nước Mỹ khiến hàng trăm người thiệt mạng, mưa lớn trăm năm gây lũ lụt lịch sử ở châu Âu thời gian qua, hay cơn bão Yagi - số 3 và hoàn lưu của nó với những hậu quả khủng khiếp đã, đang gây ra tại nước ta… đều là những minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đi liền với thời tiết cực đoan đã trở thành xu hướng rõ rệt trên phạm vi toàn cầu. Ứng phó với biến đổi khí hậu một cách nhanh hơn, quyết liệt hơn, do đó, đã trở thành yêu cầu hết sức bức thiết với hết thảy các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
(NB&CL) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024 tới đây. Nhiều ý kiến kỳ vọng, Luật Quảng cáo (sửa đổi) sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động quảng cáo phát triển.
(NB&CL) Sáng 21/9 vừa qua, lần đầu tiên Thường trực Chính phủ làm việc chuyên đề riêng với đại diện 12 tập đoàn tư nhân lớn hàng đầu Việt Nam ngay sau Hội nghị Trung ương 10. Yêu cầu tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển đã được đặt ra từ lâu, và đến “Hội nghị Diên Hồng” lần này lại được tiếp tục đưa ra mổ xẻ bởi bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới hiện nay cho thấy, việc làm thế nào để doanh nghiệp trở thành lực lượng dẫn dắt, lan tỏa, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, đã là “việc không thể chần chừ”.
(NB&CL) Sau nhiều năm, việc kết nối nhằm thúc đẩy phát triển điện ảnh và du lịch đang được nhiều địa phương tích cực, chủ động “nhập cuộc”. Nhiều sự kiện điện ảnh đang dần được xây dựng thành “thương hiệu” riêng của địa phương, trở thành cơ hội để quảng bá du lịch. Tuy nhiên, đến nay, việc quảng bá du lịch qua điện ảnh, thu hút nhà sản xuất, người làm phim vẫn là vấn đề còn nhiều trăn trở của không riêng địa phương nào.
(CLO) Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
(NB&CL) Mới đây một sinh viên ở một trường cao đẳng tại TP.HCM đã bị giáo viên cho 0 điểm với lý do sử dụng AI khi làm bài thi môn học màu sắc, ngành thiết kế đồ họa, và không có khả năng chỉnh sửa bài theo hướng dẫn của giảng viên. Sự việc đã có những diễn biến đáng tiếc xuất phát từ câu chuyện nêu trên. Mấu chốt nằm ở câu chuyện AI. Kể từ khi ChatGPT ra đời, lần đầu tiên công chúng được ứng dụng AI trong mọi việc một cách rộng rãi. Và những bước tiến bộ nhanh chóng của nó làm cho mọi người vừa vui mừng vừa hoảng sợ. Ngành giáo dục không phải là ngoại lệ. Các trường đại học lớn cũng lúng túng. Cho phép sử dụng AI thì nảy sinh rất nhiều câu hỏi, khiến bài thi trở nên vô nghĩa chẳng hạn. Không cho phép sử dụng thì đi ngược với tiến bộ của công nghệ. Các chuyên gia UNESCO đã ví sự phát minh trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh là một tiến bộ khoa học công nghệ giống như phát minh ra điện hoặc internet. Không thể không cho học sinh dùng mà cần hướng dẫn sử dụng một cách an toàn, có trách nhiệm
(NB&CL) “Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân là để tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước ngày càng gần gũi. Đây là dịp để hai bên thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy hợp tác toàn diện để ngày càng có nhiều thành quả, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước”. Đó là nhìn nhận của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tới Việt Nam.
(CLO) Cuộc chiến với những cơn thịnh nộ của “mẹ thiên nhiên” luôn là cuộc chiến ngàn năm chưa bao giờ cân sức và phần thiệt thòi nhất luôn thuộc về người dân. Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu khủng khiếp của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, lâu dài, vì thế, cần thêm nhiều, nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua cơn hoạn nạn.
(CLO) Dân tin thì Đảng mạnh. Từ thực tiễn cách mạng, Đảng ta nhận thức một cách sâu sắc rằng, sự thành bại của sự nghiệp cách mạng luôn luôn gắn liền với niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Giữ vững niềm tin của dân với Đảng không chỉ là bài học “xương máu” mà còn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn vong của Đảng. Bởi thế, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng là mệnh lệnh thép, là nhiệm vụ tối thượng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.
(CLO) Trong tâm thức mỗi người dân Việt, Ngày Quốc khánh 2/9 mang ý nghĩa thiêng liêng. Cách đây 79 năm, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Đó là mốc lịch sử trọng đại của đất nước, mở ra trang sử mới rạng rỡ trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mở ra cuộc đổi đời đối với mỗi người dân. Chào đón mọi cơ hội và thuận lợi, đối diện và hóa giải mọi thử thách, một đất nước Việt Nam hồi sinh sau bao mất mát, hy sinh trong những năm dài chiến tranh càng trân trọng hơn giá trị của độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam càng quyết tâm và nỗ lực hơn để xây dựng, bảo vệ một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.