Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng số 1 tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

Thứ năm, 21/03/2024 17:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân Ngày Quốc tế về rừng (21/3), với thông điệp "Rừng và đổi mới, sáng tạo", Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức Hội nghị tham vấn đề án Du lịch sinh thái giai đoạn 2023 - 2030 và ra mắt bộ linh vật sử dụng trong giải chạy CPJP năm 2024.

Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam (thành lập ngày 7/7/1962) với diện tích 22.408 ha, là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 5 năm liền được bình chọn là "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á".

Tuy nhiên, hiện nay Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch sinh thái, từ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, truyền thông và quảng bá du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Đến thời điểm hiện tại, Vườn chỉ hoạt động theo một hình thức duy nhất là tự tổ chức các loại hình du lịch, cung cấp dịch vụ cho du khách.

bao ve moi truong va bao ton da dang sinh hoc la nhiem vu quan trong so 1 tai vuon quoc gia cuc phuong hinh 1

Hội nghị tham vấn đề án du lịch sinh thái được Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức ngày 21/3. Ảnh: Báo NB

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe tóm tắt dự thảo Đề án du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2023-2030.

Theo đó, Đề án được xây dựng nhằm cụ thể hóa Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cụ thể hóa phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2021 - 2030.

Quan điểm của Dự án là coi bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng số 1 của Vườn, là trọng tâm để phát triển du lịch, hướng tới du lịch sinh thái bền vững, lồng ghép và nâng cao kiến thức, giáo dục trải nghiệm về thiên nhiên, đa dạng sinh học, động vật hoang dã và các loài đặc hữu của Vườn Quốc gia Cúc Phương tới du khách.

Trong đó phát triển du lịch là một công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức, tình yêu với thiên nhiên. Vì vậy cần nâng cao chất lượng trải nghiệm, chất lượng dịch vụ và tăng cường các hoạt động trải nghiệm, giáo dục, diễn giải môi trường một cách trực quan, sống động và thực tiễn; tiếp tục duy trì và phát huy danh hiệu Vườn Quốc gia hàng đầu Châu Á.

Các đại biểu, chuyên gia đều cho rằng việc xây dựng "Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2023-2030" là yêu cầu cần thiết, tạo bước chuyển biến trong việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác hợp lý các thế mạnh, tiềm năng của Vườn Quốc gia Cúc Phương theo định hướng phát triển của ngành du lịch trong nước và địa phương, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và tạo ra những trải nghiệm tốt cho du khách.

bao ve moi truong va bao ton da dang sinh hoc la nhiem vu quan trong so 1 tai vuon quoc gia cuc phuong hinh 2

Vườn quốc gia Cúc Phương ra mắt bộ linh vật sử dụng trong giải chạy Cúc Phương Jungle Paths 2024. Ảnh: Báo NB

Ngoài ra các đại biểu cũng tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến giới hạn đón khách tại Vườn Quốc gia Cúc Phương; phát triển kinh tế rừng với bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng các tour tuyến kết nối với vùng, khu vực...

Nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh phát triển du lịch cần đề cao ý thức bảo vệ môi trường của du khách, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của hệ động, thực vật tại Vườn. Mặt khác, người dân khu vực vùng đệm cần được đào tạo kỹ năng cơ bản để làm dịch vụ, du lịch.

Đây là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, góp phần hoàn thiện dự thảo, đảm bảo khoa học, xác đáng trước khi "Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc giaCúc Phương giai đoạn 2023 - 2030" được phê duyệt.

Cũng tại Hội nghị, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã ra mắt bộ linh vật sử dụng trong giải chạy Cúc Phương Jungle Paths 2024 gồm: rùa sa nhân, tê tê vàng, sóc bụng đỏ Cúc Phương, voọc mông trắng và báo gấm. Mỗi loài động vật sẽ là biểu trưng, được sử dụng tại điểm xuất phát ở mỗi cung đường chạy.

Trong bộ linh vật, Sóc bụng đỏ là loài đặc hữu của Cúc Phương, Vọoc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam, đây là hai loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB và IIB, Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Với việc gắn bộ linh vật vào giải chạy, Cúc Phương Jungle Paths 2024 mong muốn sẽ lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên tới cộng đồng.

Giải chạy trail Cúc Phương Jungle Paths 2024 sẽ được tổ chức vào 2 ngày mùng 6 và 7/4/2024 với 5 cự ly:10km, 25km, 42km, 70km và Coros 100km. Đặc biệt mùa giải năm 2024, với sự hỗ trợ của dự án VFBC tại Vườn do tổ chức USAID tài trợ.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Yêu cầu thẩm định lại 'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' của Ocean Vuong

Yêu cầu thẩm định lại 'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' của Ocean Vuong

(CLO) Ngày 7/5, nguồn tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết đã xác nhận với báo chí về việc việc cơ quan này đã gửi văn bản đề nghị Nhà xuất bản (NXB) Hội nhà văn thẩm định lại nội dung cuốn sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" của Ocean Vuong. Trong khoảng 10 ngày, NXB sẽ gửi lại báo cáo về các vấn đề xoay quanh nội dung sách.

Đời sống văn hóa
Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

(CLO) Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Hà Nội niềm tin và hy vọng'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Hà Nội niềm tin và hy vọng"

(CLO) Ngày 7/5, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống văn hóa
'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

(CLO) 42 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm tranh "Thi hứng 5" là một phần khiêm tốn trong gia tài mà họa sĩ Trần Nhương đang sở hữu. Bởi người họa sĩ già năm nay 83 tuổi muốn mang đến người xem niềm vui khi thưởng lãm những đứa con tinh thần mà ông dành hết tâm huyết suốt mấy chục năm "cầm kỳ thi họa" của mình gửi gắm vào nó.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản, thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Đời sống văn hóa