Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Chọn mặt gửi niềm tin!

Thứ sáu, 12/03/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được Quốc hội quyết định vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021.

Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bảo đảm dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm

Để chuẩn bị mọi mặt cho cuộc bầu cử, ngày 20/6/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; yêu cầu cả hệ thống chính trị tập trung dốc sức chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành một cách thật sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm. Tiếp đó, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các ngành, các cấp và các địa phương đã khẩn trương ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai công tác bầu cử theo đúng yêu cầu quy định và tiến độ đã đề ra.

Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được Quốc hội quyết định vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021.

Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được Quốc hội quyết định vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021.

Tính đến ngày 14/1, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Để triển khai công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã ban hành Kế hoạch 42/KH-HĐBCQG, nêu rõ 16 mốc thời gian quan trọng trong kỳ bầu cử.

Cụ thể: Chậm nhất 7/2/2021: Thành lập ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố; Ủy ban bầu cử cấp huyện, cấp xã (105 ngày trước khi bầu cử). Từ ngày 22 - 27/2: Các địa phương gửi dự kiến danh sách đơn vị bầu cử ở địa phương mình về Hội đồng bầu cử Quốc gia (85 - 90 ngày trước ngày bầu cử).

Chậm nhất ngày 4/3/2021: Công bố số đơn vị bầu cử; danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến ở mỗi đơn vị bầu cử; công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã; danh sách các đơn vị bầu cử; số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử (80 ngày trước ngày bầu cử).

Chậm nhất ngày 14/3/2021: Thành lập Ban Bầu cử Đại biểu Quốc hội; Thành lập Ban Bầu cử Đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã (70 ngày trước bầu cử). Chậm nhất 17 giờ ngày 14/3/2021: Kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử (70 ngày trước bầu cử). Chậm nhất ngày 19/3/2021: Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 (65 ngày trước bầu cử). Chậm nhất ngày 3/4/2021: Thành lập tổ bầu cử (50 ngày trước bầu cử).

Chậm nhất ngày 13/4/2021: Niêm yết danh sách cử tri (40 ngày trước bầu cử). Chậm nhất 18/4/2021: Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 (35 ngày trước bầu cử). Chậm nhất ngày 28/4/2021: Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử Đại biểu Quốc hội (25 ngày trước bầu cử). Ngày 13/5/2021: Ngưng việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử (10 ngày trước bầu cử).

Ngày 22/5/2021: Kết thúc vận động bầu cử (trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ).

Ngày 23/5/2021: Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Chậm nhất ngày 2/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử Đại biểu HĐND các cấp (10 ngày sau bầu cử).

Chậm nhất ngày 12/6/2021: Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử Đại biểu Quốc hội (20 ngày sau bầu cử).

Phát huy sự giám sát của người dân

Cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Để chuẩn bị tiến tới cuộc bầu cử này, Ban Tổ chức Trung ương đã có Hướng dẫn số 36 về công tác nhân sự Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Cử tri sẽ là những người đánh giá đúng và chuẩn nhất về những nhân sự được giới thiệu.

Cử tri sẽ là những người đánh giá đúng và chuẩn nhất về những nhân sự được giới thiệu.

Theo Hướng dẫn 36, người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức Trung ương cũng nêu rõ, không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/2/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội, HĐND các cấp.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, tiến tới bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, một điều rất quan trọng đó chính là công tác tiếp xúc cử tri và lắng nghe ý kiến cử tri. Công tác này rất quan trọng. Bởi một nhân sự bao giờ cũng gắn với nơi công tác, nơi ở.

Cử tri sẽ là những người đánh giá đúng và chuẩn nhất về những nhân sự được giới thiệu. Nếu có biểu hiện tiêu cực, dù có giấu kín tới đâu, che giấu điều gì thì cũng sẽ có thể bị bộc lộ dưới con mắt của cử tri, của nhân dân. Do đó, việc tiếp thu ý kiến của cử tri trong cuộc tiếp xúc là điều rất quan trọng, từ đó phát hiện ra những điều tốt hoặc không tốt của nhân sự được giới thiệu. Dân là người giám sát, không ai qua mắt được dân” - ông Sinh nhấn mạnh.

Đối với vấn đề kiên quyết không để lọt những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội, HĐND các cấp, ông Đỗ Văn Sinh dẫn lại ví dụ về việc khoanh vùng, truy vết trong dịch Covid-19 đang thực hiện rất tốt và nếu trong phòng, chống tham nhũng chúng ta thực hiện được việc “truy vết” như vậy thì sẽ hạn chế được tình trạng này rất nhiều.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, năm 2021, việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân là điều hết sức quan trọng. Muốn thành công thì trong quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử, phải quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương. Theo ông Hòa, việc cơ cấu đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng là rất cần thiết. Nếu những người đó thực sự có phẩm chất, năng lực thì cần khuyến khích, tạo điều kiện tối đa cho người ngoài Ðảng tham gia Quốc hội. Trong đó, ngoài những tiêu chuẩn chung, người ứng cử làm đại biểu Quốc hội sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, vị trí công tác và độ tuổi theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức. Ngoài ra, người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội phải được kết luận về tiêu chuẩn chính trị. Bản thân họ phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, am hiểu pháp luật và có năng lực xây dựng pháp luật. Đồng thời những người này cần có trình độ chuyên môn sâu và kiến thức thực tiễn.

Ông Hòa cho rằng, điểm đáng chú ý trong dự kiến cơ cấu đại biểu lần này là người ngoài Đảng có thể từ 25 đến 50 đại biểu. Điều này góp phần đảm bảo tính dân chủ. Về sau, các công việc mà đại biểu làm cũng xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Nếu người ngoài Đảng thực sự có tâm huyết, trí tuệ, sẵn sàng cống hiến, vì nước, vì dân, ông Hòa cũng tin họ sẽ có những đóng góp rất lớn cho đất nước.

Khánh An

Tin khác

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn