Bệnh nhân COVID ở Trung Quốc vẫn sống trong sự kỳ thị

Thứ hai, 15/08/2022 20:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Zuo có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 khi đang làm công việc quét dọn tại một trong những trung tâm kiểm dịch lớn nhất Thượng Hải, cô đã hy vọng sẽ mau được đi làm trở lại.

Nhưng 4 tháng trôi qua, cô vẫn đang phải chiến đấu để lấy lại công việc, điều mà các bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục thường phải đối mặt, một hình thức phân biệt đối xử phổ biến ở Trung Quốc.

benh nhan covid o trung quoc van song trong su ky thi hinh 1

Một trung tâm kiểm dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Ảnh: CNA

Bài liên quan

Trung Quốc là nền kinh tế lớn cuối cùng vẫn theo đuổi mục tiêu tiêu diệt hoàn toàn virus Corona. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính, cũng như những người tiếp xúc với họ, đều được đưa đến các trung tâm kiểm dịch tập trung. Một ca nhiễm trong nhà máy có thể khiến sản xuất tạm dừng.

Các nhóm bảo vệ quyền lợi cho rằng các quy định nghiêm ngặt đang tạo ra sự phân biệt đối xử liên quan đến COVID-19 và khiến hàng nghìn người bị loại khỏi thị trường việc làm vốn đã ảm đạm của Trung Quốc. Lao động nhập cư và thanh niên là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

"Mọi người sợ rằng họ có thể lây nhiễm virus từ chúng tôi, vì vậy họ xa lánh chúng tôi. Các nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra hồ sơ xét nghiệm COVID-19 trong các cuộc phỏng vấn", cô Zuo chia sẻ.

Ông Jin Dongyan từ Trường Khoa học Y sinh thuộc Đại học Hồng Kông cho biết, các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt của Trung Quốc đã dẫn đến sự kỳ thị đối với không chỉ bệnh nhân COVID mà còn với gia đình, hàng xóm, bạn bè và thậm chí cả nhân viên y tế tuyến đầu.

“Thật không khoa học khi nghĩ rằng những người đã bị nhiễm một lần sẽ tiếp tục mang virus và lây nhiễm rất lâu sau khi hồi phục. Do thiếu ý thức, một số lo sợ rằng những người đã bị nhiễm bệnh sẽ dễ bị tái nhiễm hơn, nhưng thực tế thì ngược lại", ông nhận định.

Cô Zuo hiện đang đấu tranh tại tòa án với người chủ của mình, người đã từ chối trả lương cho cô kể từ khi cô bị ốm, và người đã viện dẫn tiền sử bệnh tật của cô như một lý do để cấm cô trở lại làm việc.

Cô He Yuxiu là một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội Trung Quốc sinh sống tại Ukraine. Cô chạy trốn khỏi xung đột và trở về nhà, sau đó tìm việc làm giáo viên dạy tiếng Nga ở tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc.

Nhưng khi trường của cô biết rằng cô đã bị nhiễm COVID-19 khi ở Ukraine, cô đã bị sa thải. "Tôi chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ mất công việc đầu tiên vì lý do này", cô nói trong một video được đăng trên trang Weibo.

"Tại sao chúng ta phải bị đối xử như một con virus khi chúng ta đã đánh bại nó?", cô chia sẻ trong sự thất vọng.

Sự kỳ thị đang lan rộng. Quảng cáo việc làm cho công nhân nhà máy ở Thượng Hải được đăng vào tháng trước cho biết những ứng viên có tiền sử nhiễm COVID-19 sẽ bị từ chối.

Câu chuyện về một phụ nữ trẻ sống trong nhà vệ sinh hàng tuần ở ga xe lửa Hồng Kiều, Thượng Hải vì cô không thể tìm được việc làm hoặc trở về làng của mình do bị kỳ thị đã làm dậy sóng cộng đồng mạng vào tháng trước.

Và một nhà hát ở thành phố Phật Sơn, miền nam Trung Quốc đã buộc phải xin lỗi sau khi thông báo cấm bệnh nhân hồi phục COVID-19 được vào xem.

Tháng trước, Ủy ban Y tế Quốc gia Bắc Kinh và Bộ Nhân sự đã cấm chủ lao động phân biệt đối xử với những bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục, trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi trừng phạt nặng những người vi phạm quy tắc.

Nhưng ông Wang Tao cho biết các nhà máy ở Thượng Hải tiếp tục từ chối tuyển dụng lao động đã phục hồi, ngay cả sau khi thành phố công bố các quy định nghiêm ngặt về chống phân biệt đối xử.

“Người lao động rất khó bảo vệ quyền lợi của mình vì hầu hết người sử dụng lao động đều đưa ra những lý do khác nhau và khó có thể chứng minh rằng luật lao động đã bị vi phạm trong những trường hợp này”, ông Aidan Chau, nhà nghiên cứu của nhóm quyền lợi Lao động Trung Quốc lý giải.

Những người có kết quả xét nghiệm dương tính thường được gọi là "những chú cừu nhỏ" trên mạng xã hội Trung Quốc. Trong tiếng Quan Thoại, từ "dương tính" và "cừu" được phát âm giống nhau. "Bởi vậy, bất kể chúng tôi đi đâu, lịch sử nhiễm COVID-19 sẽ theo chúng tôi như một bóng đen", cô Zuo bùi ngùi nói.

Quốc Thiên (theo CNA)

Bình Luận

Tin khác

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Thế giới 24h
Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h