Bị đuổi việc vì Covid-19, công nhân Trung Quốc biểu tình đòi thêm tiền trợ cấp

Thứ hai, 20/09/2021 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đơn đặt hàng giảm dần kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu khiến nhà máy đóng tàu Samsung buộc phải sa thải công nhân ở Trung Quốc làm dấy lên cuộc biểu tình căng thẳng.

Nhà đầu tư nước ngoài đang tháo chạy?

Tập đoàn đóng tàu khổng lồ Samsung Heavy Industries (SHI) của Hàn Quốc đã tuyên bố đóng cửa nhà máy tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang vào tuần trước sau khi bị cáo buộc đồng ý giao đất cho chính quyền địa phương để đổi mới công nghiệp, làm dấy lên cuộc biểu tình phản đối kéo dài nhiều ngày do nhân viên bị sa thải muốn nhận được mức trợ cấp buộc thôi việc tốt hơn.

bi duoi viec vi covid 19 cong nhan trung quoc bieu tinh doi them tien tro cap hinh 1

Công nhân xưởng đóng tàu tại Samsung Heavy Industries tại Ninh Ba không hài lòng với khoản trợ cấp thôi việc mà công ty đưa ra. (Nguồn: Handout).

Việc đóng cửa nhà máy làm dấy lên lo ngại rằng các nhà đầu tư nước ngoài và nhà tuyển dụng lớn có thể đang tìm cách rời khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là sau khi Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại di động cuối cùng tại Trung Quốc vào năm 2019. Đồng thời, bối cảnh toàn cầu ngày càng tập trung vào đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 và chiến tranh thương mại.

Trong tuần qua, hàng nghìn công nhân đã phản đối việc đóng cửa nhà máy, yêu cầu chính quyền địa phương và công ty có kế hoạch tái cấp việc làm tốt hơn và bồi thường cao hơn. South China Morning Post cho biết, không rõ thông tin nhà máy tại Ninh Ba sử dụng bao nhiêu nhân viên, nhưng SHI có gần 10.000 nhân viên trên toàn cầu.

Theo các tài liệu do công nhân cung cấp, SHI đã gửi một lá thư cho nhân viên vào cuối tuần trước và nói rằng nhà máy sẽ đóng cửa do hoạt động kinh doanh giảm sút kể từ khi đại dịch bắt đầu và tất cả nhân viên sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động sẽ được trả một tháng lương cho mỗi năm làm việc, cộng thêm một tháng lương và hỗ trợ tái tạo việc làm tương đương với hai tháng lương, trong thư công ty nêu rõ.

Các bài đăng của các công nhân trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy nhiều người không hài lòng với kế hoạch này, vì hầu hết đều mắc bệnh nghề nghiệp như khiếm thính do nhiều năm làm việc chăm chỉ trong nhà máy.

Tuyên bố cũng cho biết công ty đã đàm phán với chính phủ Trung Quốc để bàn giao đất và các tài sản khác của nhà máy đóng tàu Ninh Ba vào đầu năm tới, và hiện sẽ tập trung vào hoạt động của nhà máy đóng tàu khác của Trung Quốc ở Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông.

“Dọn lồng cho chim mới”

Tin đồn về việc đóng cửa nhà máy Ninh Ba đã lan truyền từ nhiều tháng trước khi có thông báo chính thức. Một tài liệu chính thức được công bố trực tuyến vào đầu tháng 7 cho biết chính quyền quận Bắc Lâm đã ký một thỏa thuận với nhà máy đóng tàu để trả lại khu đất rộng 1178 mẫu Anh.

Vào đầu tháng 8, chính quyền quận Bắc Luân, TP. Ninh Ba đã trả lời trên diễn đàn trực tuyến chính thức của mình rằng khu đất đã bị lấy lại do yêu cầu dọn dẹp và khắc phục hậu quả của Khu công nghiệp hóa chất Qingzhi, vì nhà máy này không tuân thủ chính sách hiện hành ngăn cản việc các nhà máy không sử dụng hóa chất trong khu công nghiệp.

Kế hoạch tiếp quản địa điểm SHI Ninh Ba cũng đã được đề cập trong báo cáo hoạt động nửa năm của chính quyền Bắc Luân vào tháng 8 năm ngoái. Nhà máy đóng tàu được nhắm mục tiêu là một phần của quá trình nâng cấp công nghiệp nhằm “dọn lồng cho những con chim mới” - một câu nói phổ biến có nghĩa là thay thế các ngành công nghiệp cũ bằng các ngành công nghiệp mới.

Việc đóng cửa nhà máy đóng tàu diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai nhà đóng tàu hàng đầu thế giới, Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như nhu cầu về tàu vận chuyển ngày càng tăng trong thời kỳ đại dịch.

Để vực dậy ngành đóng tàu của mình, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố “Chiến lược cất cánh đóng tàu K” vào đầu tháng này tại nhà máy đóng tàu của SHI ở Geoje, gần Busan với mục tiêu trở thành nhà sản xuất số 1 thế giới.

Ông Moon muốn đào tạo 8.000 thợ đóng tàu vào năm tới, chiếm 75% thị trường tàu thân thiện với môi trường toàn cầu và sở hữu một nửa số tàu tự hành trên thế giới trong 10 năm tới, truyền thông địa phương Hàn Quốc đưa tin.

Được thành lập vào năm 1995, nhà máy Ninh Ba là nhà máy Trung Quốc đầu tiên của SHI và là nhà máy đóng tàu 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Trung Quốc.

Sơn Tùng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp