Biến chủng Delta giúp Mỹ “bỏ xa” Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng GDP

Thứ ba, 17/08/2021 12:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các biện pháp ứng phó với biến chủng Delta của Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Xét về ngắn hạn, Mỹ đang bỏ xa Trung Quốc về tăng trưởng GDP.

Biến chủng Delta giúp Mỹ “bỏ xa” Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng GDPẢnh: Getty Images.

Biến chủng Delta giúp Mỹ “bỏ xa” Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng GDPẢnh: Getty Images.

Theo Wall Street Journal, GDP của Mỹ tăng 12,2% trong quý II năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, vướt xa mức 7,9% của Trung Quốc. Giới quan sát nhận định Mỹ sẽ giữ ưu thế này trong ít nhất vài quý tới.

Mức chênh lệch phản ánh sự khác biệt trong cách ứng phó với dịch Covid-19 của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Cụ thể, trong thời gian qua, chính quyền Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm đối phó với nguy cơ dịch Covid-19 tái bùng phát. Điều này khiến GDP Trung Quốc trong quý I/2021 lao dốc 6,7%, trong khi GDP của Mỹ tăng nhẹ.

Nguồn lực lớn hơn

Năm ngoái, cách phản ứng quyết liệt của Trung Quốc đã giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhanh chóng khôi phục tốc độ tăng trưởng, còn Mỹ phải đối mặt với gánh nặng kinh tế lớn hơn khi tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng.

Do đó, nền kinh tế mất thời gian dài để ổn định. Tuy nhiên, so với Bắc Kinh, Washington đổ nhiều nguồn lực hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ tiêm chủng cao, các gói kích thích tài chính khổng lồ và lãi suất gần 0 đã giúp Mỹ vượt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng GDP.

Tờ Wall Street Journal nhận định chính phản ứng của hai quốc gia đối với biến chủng Delta sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của hai nền kinh tế.

Những gói cứu trợ của chính quyền Mỹ đã giúp các hộ gia đình tại Mỹ tích lũy được 2.600 tỷ USD. Con số này cao gấp gần 7 lần so với Trung Quốc. Hãng phân tích Moody’s Analytics dự báo kể từ quý II, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ vượt xa Trung Quốc trong vòng 5 quý liên tiếp.

Các chuyên gia kinh tế đưa ra nhiều dự báo khác nhau về tăng trưởng giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, đa số đều tin rằng tốc độ tăng trưởng của Mỹ vượt qua với quốc gia 1,4 tỷ dân.

Thời gian qua Trung Quốc liên tục phát hiện các ổ dịch mới. Ảnh: CNBC.

Thời gian qua Trung Quốc liên tục phát hiện các ổ dịch mới. Ảnh: CNBC.

Việc xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới tại nhiều địa phương ở Trung Quốc trong những tuần qua khiến chính quyền Trung Quốc siết chặt kiểm soát nhằm đối phó với dịch bệnh. Những biện pháp này đã khiến giới quan sát bắt đầu bày tỏ lo ngại.

Trong báo cáo được công bố hôm 11/8, các nhà kinh tế thuộc HSBC nhận định rằng đợt bùng phát mới tại Trung Quốc diễn ra khi một số động lực tăng trưởng kinh tế của nước này đã mất đà, tiêu dùng nội địa cũng chật vật để phục hồi hoàn toàn.

“Nhiều địa phương đã thắt chặt hạn chế về giãn cách xã hội và ban hành lệnh cấm di chuyển liên tỉnh thành phố”, nhóm chuyên gia của HSBC nhận định. “Những biện pháp này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, nhất là khi tiêu dùng nội địa vẫn chưa phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch”, các chuyên gia nhận định.

JPMorgan Chase & Co. hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý III/2021 từ 7,3% xuống còn 6,7%. Dự báo cả năm cũng giảm từ 9,1% xuống 8,9%. Goldman Sachs Group Inc. cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Trung Quốc từ 8,6% xuồng còn 8,3% trong khi Nomura Holdings hạ xuống còn 8,2%.

Yếu tố quan trọng

Phản ứng của hai quốc gia đối với biến chủng Delta sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của hai nền kinh tế. Ảnh: SCMP.

Phản ứng của hai quốc gia đối với biến chủng Delta sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của hai nền kinh tế. Ảnh: SCMP.

Kể từ khi mở cửa với nền kinh tế thế giới từ những năm 1970, Trung Quốc đã thu hẹp đáng kể khoảng cách GDP với Mỹ. Oxford Economics dự báo Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Trước đây, hãng phân tích Moody’s từng đưa ra số liệu cho thấy Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong năm 2038. Vị thế hàng đầu không chỉ là một danh hiệu. Nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đặt ra xu hướng kinh doanh và tiêu dùng trên toàn cầu, đồng thời, sở hữu nhiều nguồn lực để đổ vào công nghệ và các dự án ở nước ngoài.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại đáng kể. Giới quan sát nhận định Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, bao gồm chiến dịch siết chặt quản lý ngành công nghệ, nợ chính phủ và doanh nghiệp tăng mạnh cũng như dân số già.

Lực lượng lao động của Trung Quốc (từ 15 đến 59 tuổi) đạt đỉnh vào năm 2014 và giảm dần kể từ đó, theo Capital Economics. Hãng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ lao dốc xuống khoảng 2% vào năm 2030, tương đương dự báo tốc độ tăng trưởng dài hạn của Mỹ.

Mỹ hiện cũng đối mặt với những thách thức cản đường tăng trưởng, bao gồm hệ thống chính trị bị chia rẽ mạnh mẽ, hóa đơn y tế tăng cao và tăng trưởng năng suất dần giảm.

Tuy nhiên, ông Derek Scissors – nhà kinh tế học tại American Enterprise Institute cho rằng GDP không phải một thước đo sức mạnh kinh tế chính xác.

“Đó là của cải”, ông Derek nhấn mạnh. “Các hãng máy bay và những khoản đầu tư nước ngoài được chi trả bằng sự giàu có của một quốc gia, chứ không phải GDP”.

Nếu xét trên phương diện đó, Trung Quốc còn nhiều điều phải làm để theo kịp Mỹ. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách với Mỹ khoảng 2.000 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021.

Tuy nhiên, cũng trong thời kỳ này, khối tài sản của Mỹ tăng thêm 13.500 tỷ USD, theo ước tính của Credit Suisse. Sự giàu có của Trung Quốc có mức tăng trung bình lớn hơn Mỹ, song vẫn chưa đủ nhanh để thu hẹp khoảng cách.

“Điều quan trọng là sự giàu có của một quốc gia chứ không phải sản xuất”, ông Scissors chia sẻ.

Hương Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô