Bộ Công Thương nêu hàng loạt lý do khiến hàng hóa, thực phẩm phải tăng giá

Chủ nhật, 18/07/2021 16:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc tăng giá hàng hóa trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát là điều không ai mong muốn, nhưng vì nhiều lý do, nên buộc phải điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng.

Ngày 18/7, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp, tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị trực thuộc, của 19 tỉnh thành phía Nam để bàn về các giải pháp, phương thức cung ứng hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch.

Tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhìn chung, thời gian qua, giá hàng hóa tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các địa phương được niêm yết công khai, thống nhất trên toàn hệ thống. Nhiều siêu thị cam kết giữ giá bình ổn như Central Group, Saigon Coop...

Tại hệ thống chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn giá tại hệ thống siêu thị từ 5% trở lên, tùy mặt hàng và tùy từng địa phương.

Tại hệ thống chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn giá tại hệ thống siêu thị từ 5% trở lên, tùy mặt hàng và tùy từng địa phương.

Tại hệ thống chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn giá tại hệ thống siêu thị từ 5% trở lên, tùy mặt hàng và tùy từng địa phương.

Tuy nhiên, trích lời phản ánh của các doanh nghiệp vận tải, ông Đông cho biết: Việc tăng giá hàng hóa trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát là điều không ai mong muốn, nhưng vì nhiều lý do, nên buộc phải điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng.

Theo ông Đông, thứ nhất, thời gian vận chuyển hàng hóa từ vùng trồng, về các cửa điểm bán hàng tăng giá kể, do phải đi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh và tình trạng ùn ứ kéo dài trên các quốc lộ dẫn đến chi phí vận chuyển tăng.

Thứ hai, việc giá xăng tăng và tỷ lệ hư hao hàng tươi sống tăng cao, cũng là một tác nhân khiến các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán hàng hóa.

Thứ ba, hiện nay, chi phí nhân công đang có xu hướng tăng, do nhân viên phải tăng ca liên tục từ kho đến cửa hàng khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến; nhiều nhân viên phải đi cách ly, hoặc trong vùng phong tỏa không thể tiếp tục công việc.

Thứ tư, hàng hóa tăng cao là do phải “cõng” thêm nhiều chi phí phát sinh trong mùa dịch. Ví dụ như chi phí xét nghiệm cho nhân viên giao hàng, nhân viên kho; chi phí thuê chỗ ở cho nhân viên để hạn chế đi lại; phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông...

Trước những khó khăn trên, lãnh đạo Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất 6 nhiệm vụ trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 6 nhóm nhiệm vụ chung của hai Bộ Công Thương – Nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 6 nhóm nhiệm vụ chung của hai Bộ Công Thương – Nông nghiệp.

Thứ nhất, các địa phương cần khẩn trương đánh giá tình hình thực tế của địa phương; khảo sát, nắm bắt, dự báo thật sát về nhu cầu hàng hóa thiết yếu của các tỉnh, thành phố, trên cơ sở đó đưa ra các kịch bản cân đối cung cầu tại chỗ, kịp thời thông báo cho các Tổ công tác Tiền phương thuộc hai Bộ Công Thương – Nông nghiệp, kịp thời đưa ra những giải pháp giải quyết.

Ngoài ra, các địa phương phải kê ra được cái gì mình thiếu, cái gì mình có, cái gì cần mua bán. Xây dựng kịch bản cho những tình huống phức tạp hơn, ở mức độ cao nhất, vai trò Nhà nước cung ứng vô điều kiện hàng hóa thiết yếu cho các địa phương.

Thứ hai, chủ động kết nối cung cầu với các cơ sở sản xuất chế biến, các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh, giữa các tỉnh trong vùng và với cả nước kịp thời cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân.

“Bằng mọi giải pháp, hai Bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết, kiên quyết không để thiếu hàng hóa, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh cho người dân trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố phía Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các ngành Giao thông, Y tế, Công an, Quân đội trên địa bàn các tỉnh phía Nam làm tốt công tác lưu thông, phân phối hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, các giữa vùng với cả nước. Đồng thời, điều tiết hàng hóa hợp lý từ những nơi dồi dào đến những nơi thiếu hụt một cách kịp thời. Cái gì cần bán cần kết nối với nơi cần mua và ngược lại. Có như vậy mới giải quyết được bài toán thừa, thiếu cục bộ.

Thứ tư, đối với những vùng trồng rau củ quả, nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… đang bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động do bị cách ly, phong tỏa, cần báo cáo ngay về Tổ công tác Tiền phương để có những phương án giải quyết kịp thời.

Thứ năm, lực lượng Quản lý thị trường của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam phải đóng vai trò chủ công, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tại địa phương kịp thời, thường xuyên xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá, dứt khoát không để xảy ra hiện tượng, hành vi trục lợi từ đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, trong hôm nay (18/7/2021), Tổng cục Quản lý thị trường phải tăng cường lực lượng cho miền Nam, phải kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm trong đại dịch. Phải cam kết với người dân, với địa phương không để xảy ra hành vi nâng giá, găm hàng, trục lợi, hàng giả, hàng gian, hàng kém chất lượng…

Thứ sáu, các địa phương và Tổ công tác tiền phương thuộc hai Bộ cần phối hợp truyền thông, thông tin kịp thời, chính xác về tình hình cung ứng hàng thiết yếu cho người dân. Đồng thời, thời xuyên, trao đổi, phản ánh để nắm được những chỉ đạo từ hai Bộ. 

“Chế độ thông tin phải duy trì hàng ngày, tuyệt đối không để xảy ra sự cố truyền thông”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp