Bộ Ngoại giao Nga: Các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ là nhằm chống lại Nga

Thứ tư, 03/03/2021 06:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm thứ Ba (2/3), phản ứng của Nga đối với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ không nhất thiết phải đối xứng, quyết định của Washington là một cuộc tấn công vô lý và thù địch sẽ không ảnh hưởng đến chính sách của Moscow.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova - Ảnh: AP

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova - Ảnh: AP

Bài liên quan

Trước đó, Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cá nhân, cũng như hạn chế thương mại và thị thực, nhắm vào các quan chức cấp cao của Nga, vì cáo buộc đầu độc và bỏ tù vlogger người Nga Alexei Navalny.

Mỹ đã tuân theo các phán quyết của EU trước đó để áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga vì cáo buộc sản xuất vũ khí sinh học và hóa học. Danh sách trừng phạt của Mỹ bao gồm 14 tổ chức và một số cá nhân. Nga đã nhiều lần bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ liên quan đến vụ Navalny, đồng thời cho rằng các nước phương Tây phớt lờ yêu cầu của Moscow về các tài liệu đáng tin cậy.

"Thật vô lý khi lý do áp đặt các biện pháp trừng phạt được tuyên bố là một hành động khiêu khích được dàn xếp có chủ ý với cáo buộc đầu độc Navalny bằng một số vũ khí hóa học", bà Zakharova tuyên bố. 

"Tất cả những điều này chỉ là cái cớ để tiếp tục can thiệp công khai vào công việc nội bộ của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định giải quyết vấn đề này. Chúng tôi sẽ phản ứng trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, không nhất thiết phải đối xứng", Người phát ngôn Zakharova nói trong một bài bình luận.

Bà nói: “Chính quyền Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công thù địch chống Nga, song song với Liên minh châu Âu đã thông báo về các biện pháp trừng phạt tiếp theo để 'trừng phạt Moscow'.

"Các đồng nghiệp ở Hoa Kỳ có lẽ khó hiểu những tuyên bố hão huyền về tính chuyên quyền của riêng họ và chấp nhận nó. Những tính toán nhằm áp đặt điều gì đó lên Nga thông qua các biện pháp trừng phạt hoặc áp lực khác đã thất bại trong quá khứ và bây giờ tiếp tục thất bại. Nếu Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cho một cuộc đối thoại bình đẳng trên cơ sở hợp lý, đây là sự lựa chọn của họ. Bất kể thiên hướng trừng phạt của Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ tiếp tục nhất quán và kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, từ chối mọi hành vi gây hấn. Chúng tôi kêu gọi các đồng nghiệp của chúng tôi đừng đùa với lửa”, bà Zakharova khẳng định.

Bà nhấn mạnh: “Washington, là nước vi phạm hàng loạt các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát và không phổ biến vũ khí, bị tước bỏ quyền đạo đức để thuyết giảng cho người khác", bà nhấn mạnh.

Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ (OFAC) đã tham gia với Bộ Ngoại giao và Thương mại Hoa Kỳ hôm thứ Ba (2/3) trong việc trừng phạt bảy quan chức cấp cao của Nga, bao gồm Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) Aleksandr Bortnikov và Tổng công tố Igor Krasnov, về vụ việc của vlogger Navalny.

Ngoài Bortnikov và Krasnov, OFAC cũng chỉ định Cục trưởng Cục Chính sách Tổng thống Andrei Yarin, Phó Tham mưu trưởng thứ nhất Văn phòng Điều hành Phủ Tổng thống Sergei Kiriyenko, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Aleksey Krivoruchko, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pavel Popov và Giám đốc Cơ quan Hành chính Liên bang Alexander Kalashnikov cũng nằm trong danh sách đen.

Reuters đưa tin trước đó rằng Washington đã áp đặt các hạn chế đối với các quan chức Nga theo hai lệnh hành pháp - 13661, được ban hành sau khi Crimea thống nhất với Nga vào năm 2014 và 13382, được ban hành vào năm 2005 để chống lại việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ ngừng mọi viện trợ cho Nga theo Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài, không bao gồm viện trợ nhân đạo khẩn cấp. Washington cũng đã trừng phạt ba tổ chức khoa học của Nga và áp dụng các hình phạt bổ sung đối với hai cơ quan an ninh của nước này.

Mỹ cũng đang hạn chế xuất khẩu đối với 14 thực thể ở Nga, Đức và Thụy Sĩ vì vai trò bị cáo buộc của họ trong vụ đầu độc Navalny, mặc dù không có bằng chứng chắc chắn nào được đưa ra để củng cố những cáo buộc đó.

Vào ngày 20 tháng 8, Navalny bị ốm trên một chuyến bay nội địa ở Nga. Ban đầu, anh được điều trị tại thành phố Omsk của Siberia, nơi máy bay hạ cánh khẩn cấp. Hai ngày sau, khi các bác sĩ xác định rằng ông đủ sức khỏe để vận chuyển qua biên giới, chính trị gia này đã được đưa đến bệnh viện Charite có trụ sở tại Berlin để điều trị thêm.

Chính phủ Đức nói rằng các bác sĩ đã tìm thấy dấu vết của một chất độc thần kinh từ nhóm Novichok trong hệ thống thần kinh của anh ta. Moscow phản ứng bằng cách chỉ ra sự thiếu bằng chứng trong các tuyên bố của Berlin và lưu ý rằng các bác sĩ Nga không tìm thấy chất độc hại nào ở Navalny.

Chấn Phong

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h