Bộ trưởng Quốc phòng Philippines: Trung Quốc muốn chiếm nhiều Biển Đông hơn

Chủ nhật, 04/04/2021 21:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm Chủ nhật (4/4) cho biết Trung Quốc đang tìm cách chiếm thêm nhiều khu vực ở Biển Đông, với lý do tiếp tục có sự hiện diện của các tàu Trung Quốc mà Manila cho rằng do dân quân biển điều khiển tại các khu vực tranh chấp.

Sự kiện: Philippines

Hơn 200 tàu của Trung Quốc neo đậu ở bãi Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AP

Hơn 200 tàu của Trung Quốc neo đậu ở bãi Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AP

Bài liên quan

“Sự hiện diện liên tục của các lực lượng dân quân biển Trung Quốc trong khu vực cho thấy ý định của họ nhằm chiếm đóng các khu vực ở Biển Đông”, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nói trong một tuyên bố.

Đây là lần tuyên bố thứ hai của Bộ trưởng Lorenzana trong hai ngày khi ông lặp lại lời kêu gọi của Philippines yêu cầu các tàu thuyền Trung Quốc rời bãi Đá Ba Đầu, gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Manila gọi là Rạn Julian Felipe.

Hôm thứ Bảy (3/4), ông Lorenzana cho biết vẫn còn 44 tàu Trung Quốc ở trong khu vực mặc dù điều kiện thời tiết đã được cải thiện. "Thời tiết hiện nay khá tốt, vì vậy họ không có lý do gì để ở lại đó", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã trả lời bình luận của ông Lorenzana, nói rằng việc các tàu Trung Quốc đánh cá trong khu vực và trú ẩn gần rạn san hô trong điều kiện biển động là "hoàn toàn bình thường". Họ nói thêm, "không ai có quyền đưa ra những nhận xét tùy tiện về những hoạt động như vậy".

Các nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết những chiếc thuyền neo đậu gần rạn san hô - với số lượng hơn 200 chiếc dựa trên thông tin tình báo ban đầu do các đội tuần tra Philippines thu thập - đang trú ẩn khi biển động và không có lực lượng dân quân nào trên tàu.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana vào ngày 4/4 lặp lại lời kêu gọi của Philippines yêu cầu các tàu thuyền Trung Quốc rời khỏi Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Manila gọi là Rạn Julian Felipe - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana vào ngày 4/4 lặp lại lời kêu gọi của Philippines yêu cầu các tàu thuyền Trung Quốc rời khỏi Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Manila gọi là Rạn Julian Felipe - Ảnh: Reuters

Nhiều nước đã bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc. Nhà Trắng hôm 31/3 cho biết cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và người đồng cấp Philippines đã thảo luận về hoạt động của hơn 200 tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông, cùng bày tỏ quan ngại về sự kiện này và cam kết "tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với các thách thức ở Biển Đông".

Trước đó, Philippines đã điều tàu tuần duyên, chiến đấu cơ và máy bay quân sự của nước này theo dõi nhóm tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu hàng ngày. "Hải quân và tuần duyên Philippines sẽ tăng cường hiện diện, tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ chủ quyền và ngư dân ở biển Tây Philippines", tờ Philstar của Philippines trích lời ông Lorenzana nhấn mạnh ngày 27/3. Biển Tây Philippines là cách Manila gọi Biển Đông.

5 năm trước, tòa án trọng tài quốc tế đã vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với 90% Biển Đông, nhưng Bắc Kinh không công nhận phán quyết và đã xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp với trang bị radar, tên lửa và nhà chứa máy bay chiến đấu.

"Họ đã làm điều này chiếm các khu vực tranh chấp trước đây tại Bãi cạn Panatag hoặc Bajo de Masinloc và tại Rạn san hô Panganiban, vi phạm trắng trợn chủ quyền và quyền chủ quyền của Philippines theo luật pháp quốc tế", ông Lorenzana nói trong tuyên bố hôm Chủ nhật (4/4). 

Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh tàu cá Trung Quốc ở Đá Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển và đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC).

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Thu Hằng nhấn mạnh.

Chấn Phong

Tin khác

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h
Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h