Bùi Hoàng Dương và những ám ảnh cực đoan

Thứ năm, 06/12/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Không biết từ bao giờ người ta cứ nhìn nhận nghệ sĩ là phải hơi “dị”. Mặc nhiên người ta coi điều đó như một chân lý bất biến. Và quả thật, nếu nhìn Bùi Hoàng Dương – từ hình dong đến tác phẩm – người ta lại càng có cớ để tin cái điều ấy là đúng.

Anh em nghệ sĩ ai cũng gọi Bùi Hoàng Dương là Dương “Chó” bởi Dương chỉ lấy mỗi chó làm đề tài cho tranh của mình. Gia tài của Dương đến giờ là hơn 300 bức tranh vẽ chó. Đứng, ngồi, nằm, gào rú, quằn quại, yêu thương, một con, một đàn... Tất cả những cung bậc cảm xúc của con người đều ẩn hiện trong hình hài những con chó đủ sắc màu trên toan. Tất cả chỉ là chó mà không có gì khác.

Nói về chó, Dương bảo: “Cái tôi cần học duy nhất là tình yêu của chúng dành cho tôi bởi tình yêu của tôi chưa đủ lớn để dành cho chúng”.

Dương không còn trẻ. Dăm năm nữa thôi là anh đi đến cái tuổi “nhi bất hoặc”. Thế nhưng, trong giới họa sĩ, anh vẫn được coi là nghệ sĩ trẻ. Không tính thời gian đi học thì anh mới chỉ bập vào cái nghiệp cầm cọ vài năm  nay.

Sinh ra và lớn lên ở Thạch Thành – một huyện miền núi của xứ Thanh mà thiên nhiên, đất đai không nhiều ưu đãi. Dương kể, hồi mới lớn, anh có dự định đi bạt xứ sang tận châu Đại dương mà kiếm sống. Lang bạt chán chê qua đủ thứ nghề, thậm chí có những thời kỳ dành cả năm đi đào giếng ở Tây Nguyên, thế rồi cuộc đời đưa đẩy thế nào mà Dương lại sang Trung Quốc học vẽ.

Thế là Dương thành họa sĩ.

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
Tranh chó của Bùi Hoàng Dương. 
Ngồi đâu có Dương là người ta biết ngay, cái giọng khê khê còn trộn lẫn mùi rơm rạ không lẫn đi đâu được. Ai gặp Dương “chó” cũng phải công nhận gã trai này nhiệt tình nhưng cũng rất cực đoan. Cực đoan trong đời sống. Cực đoan trong sáng tác.

Dương vẽ chó bằng một sự ám ảnh lạ lùng. Tất nhiên, cái gì cũng có lý do của nó. Vốn ban đầu Dương cũng vẽ đủ thứ. Nhưng từ hồi hôn nhân đổ vỡ, Dương quay sang chỉ vẽ chó. Tất cả chỉ vì anh quá yêu người vợ cũ. Trong tâm trí Dương cái ái tình tan vỡ ấy là thứ vĩnh viễn đẹp đẽ. Hồi còn yêu nhau, hai vợ chồng anh có nuôi hai con chó. Bởi yêu thương cực đoan đến vậy nên Dương gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ nhung vào những con chó. Trong ký ức của Dương, Kiki và Koko, hai chú chó đã từng gắn bó với vợ chồng anh từ thời du học ở Quế Lâm là bất tử. Dương tâm sự: “Tranh chó của tôi đều được truyền cảm hứng từ hai đứa Koko và Kiki mà vợ chồng tôi coi như con”.

Bắt đầu từ những thương yêu rất đỗi riêng tư, dần dần chó trong tranh của Dương cũng có đời sống riêng với hồn vía đậm chất nhân văn của con người. Các bức tranh chó đã thấm đẫm những tính cách của con người, của những đổi thay xã hội. Đó là những tâm trạng yêu ghét, vui buồn, sợ hãi, căm ghét... đó là những xung đột nội tâm trong bối cảnh xã hội đương thời. Những suy tư về con người, xã hội và những cảm xúc của anh chuyển hóa một cách rất tự nhiên vào hình tượng của những chú chó và khiến cho người xem cảm nhận được điều đó, theo một cách cũng rất tự nhiên. Thậm chí, người ta thấy đôi khi, cách biểu hiện này của anh đôi khi còn hấp dẫn, sinh động hơn là vẽ con người xã hội.

Về phương diện nghệ thuật, anh vẽ như chơi và vẽ trước hết là để thỏa mãn bản thân, nên bút pháp tung tẩy, biến hóa, hình và màu đan xen, ẩn hiện. Nhìn tranh chó của Dương người ta như bị cuốn vào những bữa tiệc đầy màu sắc và tràn ngập các cảm xúc của con người. Điều đó làm tranh của anh có chút ma mị nhưng cũng vì thế mà có sức cuốn hút.

Bây giờ thì Dương đang ở xóm nghệ sĩ ở khu Bắc Cầu, ven sông Hồng. Cánh cửa xưởng vẽ của anh luôn rộng mở và tràn ngập tiếng cười của những người bạn đồng hành trên con đường nghệ thuật. Có lần anh ra ngoài nước giao lưu với các nghệ sĩ Đài Loan, ở nhà có con chó anh nuôi không biết sao lại chết. Một người bạn vừa mang con chó đi chôn vừa khóc nức nở. Thế là tình yêu chó của Dương đã “lây lan” sang những người bạn khác như một sự đồng điệu. Tự nhận là “tranh mình khó treo” nhưng chắc chắn là con chó sẽ còn ở trong sáng tác của Dương rất lâu nữa. Bởi đến bây giờ, nó đã có một đời sống cho riêng mình.

Tử Hưng

Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa