Cà Mau: Hơn 25 năm chưa thi hành án được, vì oan sai?

Thứ năm, 05/07/2018 12:13 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bản án đã có hiệu lực hơn 25 năm, nhưng đến nay chưa thể thi hành vì đằng sau đó có nhiều ẩn khuất rất cần được làm rõ.

Phức tạp từ tờ giấy mua bán

Căn nhà số 25 Trưng Trắc, phường 2, TP. Cà Mau được ông Châu Văn Phùng (Địa chủ Cả Phùng) xây dựng bằng cây gỗ, lợp ngói, tường vôi vào năm 1930 và cho bà Ông Cúc (mẹ ruột của bà Lý Thục Anh) thuê lại từ năm 1930 đến 1975. Bà Lý Thục Anh được sinh ra và lớn lên tại căn nhà này, đến năm 1970 bà Anh lấy ông Trương Tịnh Hỷ làm chồng, sinh con đẻ cái và cũng ở tại đây cho đến nay.

Tháng 6/1976, bà Châu Minh Nguyệt (con gái ông Cả Phùng) tự nguyện bán căn nhà này cho ông Trương Tịnh Hỷ với giá 5 ngàn đồng và 20 chỉ vàng 24k. Việc thỏa thuận mua bán, giao tiền, vàng được diễn ra tại UBND Cách mạng phường 3, thị xã Cà Mau (nay là phường 2,
TP. Cà Mau) trước sự chứng kiến của các cán bộ lãnh đạo phường lúc bấy giờ. Trong đó có, ông Nguyễn Hữu Bài, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch phường; ông Võ Trung Thu, Trưởng Công an; ông Trần Công Điểm, Phó Chủ tịch; ông Phan Thanh Trung, Phường đội trưởng.

Theo bà Lý Thục Anh, “khi giao dịch bán nhà tại UBND phường, bà Nguyệt đã trao cho vợ chồng tôi “Tờ tự thuận tương phân tài sản”, có giá trị như sổ đỏ bây giờ và nhận đủ tiền, vàng của chúng tôi trước sự chứng kiến của cán bộ phường. Sau khi nhận đủ tiền vàng và trao giấy tờ nhà, bà Nguyệt bận việc nên xin về giải quyết và hứa làm giấy tờ mua bán sau. Tuy nhiên, từ đó bà Nguyệt không quay lại nữa. Riêng chúng tôi thì nghĩ đã có người làm chứng và cầm giấy tờ nhà thế là được.”

Sau khi mua nhà bà Nguyệt, gia đình bà Anh -  ông Hỷ cho xây sửa lại cố định để sinh sống. Không ngờ, 15 năm sau sự phức tạp xảy ra từ tờ giấy mua bán chưa viết kịp. 

Báo Công luận
 Căn nhà đang xảy ra tranh chấp

Năm 1991, tỉnh Minh Hải (cũ) có chủ trương xác lập lại sở hữu nhà đất cho nhân dân. Trong thời gian ông Trương Tịnh Hỷ nộp hồ sơ thủ tục để xin được xác lập căn nhà đã mua của bà Châu Minh Nguyệt thì năm 1992 bà Trần Châu Minh Thủy (số 44 Lê Công Kiều, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. HCM) có đơn yêu cầu xin hợp thức hóa quyền sở hữu căn nhà – đất trên, với lý do đây là tài sản của mẹ (bà Châu Minh Nguyệt – mất năm 1981) cho bà Ông Cúc thuê trước đây.

Hồ sơ vụ tranh chấp được chuyển đến cơ quan chức năng giải quyết. Ngày 22/5/1992, Tòa án ND thị xã Cà Mau xét xử, ông Trương Tịnh Hỷ là nguyên đơn, bà Trần Châu Minh Thủy là bị đơn; ông Châu Long Hương và ông Lý Hưng Sơn là người có liên quan. Kết luận bản án, Tòa tuyên xử: “Bác yêu cầu của ông Trương Tịnh Hỷ đòi quyền sở hữu căn nhà số 25, Trưng Trắc, phường 2, Cà Mau”.

Bất công đối với mình, ông Trương Tịnh Hỷ kháng cáo. Ngày 22/9/1992, Tòa Dân sự - Tòa án tỉnh Minh Hải xét xử phúc thẩm, kết luận: “Y toàn bộ án sơ thẩm”. Nhận bản án phúc thẩm, ông Hỷ tăng xông nhập viện.

Khi bản án có hiệu lực, bà Lý Thục Anh cùng các con “tử thủ”, không cho thi hành án, sẵn sàng thiêu cháy tất cả, quyết không giao lại nhà mà vợ chồng bà đã bỏ tiền, vàng ra mua trước sự chứng kiến của chính quyền cách mạng.

Báo Công luận

“Tờ tự thuận tương phân tài sản’ thể hiện năm 1962 bà Nguyệt đang độc thân 

Những ẩn khuất cần được làm rõ

Tìm hiểu của phóng viên, 4 nhân chứng là những cán bộ chủ chốt của địa phương thời bấy giờ đã chứng kiến việc mua bán nhà giữa ông Hỷ và bà Nguyệt. Tất cả đều khẳng định và làm đơn gửi đến tòa án cam kết việc mua bán nhà xảy ra có sự thật. Họ cùng cam kết, “chúng tôi cam kết lãnh án tử hình nếu nói không đúng sự thật”. Đồng thời viết đơn tố cáo Tòa án, cụ thể trong đơn gửi ngày 12/11/1994, ông Võ Trung Thu, Trưởng Công an và ông Trần Công Điểm, Phó Chủ tịch phường năm 1976 (là 2 trong 4 nhân chứng) khẳng định: “ông Nguyễn Vạn Năng – Phó Chánh án Tòa án TX Cà Mau có nhiều gian lận thêm bớt trong biên bản, cố ý ghi chép không đúng lời khai của chúng tôi. Hai cấp tòa cố ý né tránh sự có mặt của chúng tôi tại phiên xét xử công khai, ...”

Một chi tiết trong hồ sơ được phóng viên Báo Nhà báo & Công luận phát hiện: Trong “Tờ tự thuận tương phân tài sản” tại mục thừa kế số thứ tự thứ 3 có ghi: “Châu Minh Nguyệt, sinh năm 1925, quốc tịch Việt Nam, căn cước số 001790 cấp tại Quản Long ngày 16/3/1962 (độc thân), nghề nghiệp giáo viên”. Có nghĩa là thời điểm chính quyền cấp thẻ căn cước năm 1962 thì bà Nguyệt còn độc thân. Vậy tại sao hồ sơ tại Tòa, bà Trần Châu Minh Thủy sinh năm 1956 lại nhận là con đẻ của bà Nguyệt? Trong khi các giấy tờ pháp lý về mối quan hệ giữa bà Thủy và bà Nguyệt không có thể hiện trong hồ sơ.

Trong vụ án còn có tình tiết ông Lý Hưng Sơn, anh ruột của bà Lý Thục Anh được bà Trần Châu Minh Thủy hứa cho 3 cây vàng để lúc ra tòa khai “không có việc mua bán nhà vào năm 1976 và ông ở chung với gia đình em gái trong căn nhà số 25”. Trên thực tế, ông Sơn không ở chung với gia đình em gái tại căn nhà này. Mặc dù đây là lời khai không đúng sự  thật, nhưng Tòa vẫn xem là bằng chứng để xử ông Hỷ thua kiện. Đến khi ông Hỷ đột tử, ông Sơn hối hận làm đơn thú tội với Tòa và minh oan cho ông Hỷ thì Tòa lại không chấp nhận.

Báo Công luận
 Những hồ sơ giấy tờ liên quan

Đến nay, vụ án kéo dài hơn 25 năm; nhiều ẩn khuất và nhiều tình tiết dẫn đến một vụ án oan sai, gây bất bình trong xã hội. Nhiều cá nhân, tổ chức đã làm đơn kiến nghị cũng như viết tâm thư gửi đến các cấp lãnh đạo, các cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu điều tra xét xử lại.   

Điển hình, năm 2008, ông Đỗ Văn Nghiệp (Cà Mau), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, đã viết bức huyết thư cho ông Trương Hòa Bình (Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao) xin được làm chứng và cung cấp hồ sơ sự việc sau khi bỏ thời gian tìm hiểu, điều tra. Hay năm 2012, Đại úy Mai Thanh Hùng – nguyên Phó trưởng phòng PA 17, CA Minh Hải cũng viết bản kiến nghị đặc biệt gửi Thủ tướng Chính phủ về vụ án có dấu hiệu oan sai, sai luật, trái đạo lý, ...

Các ban ngành, đoàn thể của tỉnh Cà Mau như: UBMTTQ tỉnh, Ban Nội Chính, Hội Nhà báo, HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc Hội đều có văn bản kiến nghị đến TAND tối cao đề nghị điều tra, xét xử lại.

Công Luận đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này: Tại sao Tòa án các cấp không đưa 4 cán bộ địa phương làm nhân chứng? Tại sao khi ông Sơn khai gian thì tòa xem đó là bằng chứng, đến khi làm đơn thú tội thì Toà lại bác? Bà Trần Châu Minh Thủy có thực sự là con (đẻ/ruột) của bà Châu Minh Nguyệt hay không? Tại sao một vụ án kéo dài 25 năm chưa thể thi hành án, phải chăng có nhiều ẩn khuất cần được làm rõ?

Thái Sơn

 

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra