Các cuộc không kích đưa quân đội Myanmar vào một cuộc chiến mà họ không thể thắng

Thứ hai, 05/04/2021 14:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các cuộc tấn công vào các khu vực dân sự ở Bang Karen cho thấy chính quyền quân sự cố gắng chấm dứt các cuộc nội chiến kéo dài của đất nước thông qua vũ lực, nhưng đã có nhiều thập kỷ bằng chứng cho thấy điều này dường như là không thể.

Thượng tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: AP

Thượng tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: AP

Bài liên quan

Những cuộc không kích bất ngờ

Vào cuối tháng 3, quân đội Myanmar đã tiến hành các cuộc không kích vào các khu vực dân sự ở bang Karen, đơn phương làm leo thang một trong những cuộc xung đột vũ trang lâu đời nhất của đất nước và cho thấy chính quyền mới không có ý định đưa các cuộc nội chiến của Myanmar tới hồi kết.

Tiến trình hòa bình của đất nước phần lớn bị đình trệ dưới thời chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi nhưng quan hệ giữa quân đội và Liên minh Quốc gia Karen (KNU), tổ chức chính trị chính của người dân tộc Karen ở Myanmar, đã được cải thiện kể từ khi ký kết Lệnh ngừng bắn trên toàn quốc vào năm 2015.

Từ ngày 27 đến ngày 30/3, máy bay quân sự Myanmar đã tấn công các khu vực dân sự ở quận Mu Traw, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương và buộc hơn 10.000 dân thường phải rời bỏ nhà cửa và tìm nơi trú ẩn trong rừng. Vụ đánh bom đã phá hủy một số ngôi nhà cũng như trường học ở hai ngôi làng.

Khoảng 8.000 dân thường từ các khu vực bị nhắm mục tiêu hiện đã phải di dời trong Bang Karen và 3.000 người khác đã cố gắng vượt sông Salween vào Thái Lan trước khi chính quyền Thái Lan buộc nhiều người trong số họ quay trở lại.

Các cuộc không kích diễn ra sau khi Quân đội Giải phóng Quốc gia Karen (KNLA), cánh vũ trang của KNU, tấn công một đồn quân sự của Myanmar ở biên giới Thái Lan, giết chết 10 binh sĩ và được cho là bắt sống 8 người. KNU cho biết lực lượng Karen tiến hành cuộc tấn công vì quân đội Myanmar không tôn trọng các điều khoản ngừng bắn và phớt lờ các lời kêu gọi giảm leo thang.

Trong những tuần trước cuộc tấn công, quân đội Myanmar đã pháo kích liên tục các khu vực dân sự ở Bang Karen bằng súng cối. Khu vực bị ảnh hưởng bao gồm trại Ei Thu Hta dành cho những người di dời nội bộ, nơi cư trú của những thường dân đã chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh trong nhiều năm trước.

"Tình hình hiện không an toàn. Không ai dám ngủ trong nhà của họ vào ban đêm. Một số người ngủ trong hầm tránh bom mà họ đã đào”, một người dân ở Ei Thu Hta nói với tờ The Irrawaddy. "Chúng tôi phải ở lại nơi chúng tôi nghĩ rằng sẽ an toàn và chúng tôi không thể ngủ ngon".

Các cuộc không kích ở bang Karen diễn ra sau khi lực lượng an ninh Myanmar giết chết ít nhất 114 thường dân chỉ trong một ngày trong khuôn khổ chiến dịch trấn áp các cuộc biểu tình trên khắp đất nước.

KNU đáp trả 

Quyết định của quân đội trong việc leo thang xung đột với KNU đi ngược lại logic, vì nhiều thập kỷ giao tranh giữa chính quyền trung ương và các nhóm vũ trang dân tộc đã cho thấy rõ ràng rằng không thể có giải pháp quân sự cho các cuộc nội chiến của Myanmar. Do đó, hành động gây hấn của quân đội ở Bang Karen chỉ là vô nghĩa trong nỗ lực chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang của Myanmar.

Người Karen, giống như nhiều nhóm sắc tộc của Myanmar, sẽ không nhường quyền kiểm soát cho người Myanmar và bất kỳ sự ổn định nào mà quân đội có thể đạt được thông qua vũ lực sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Người dân tại Bang Karen nơm nớp lo sợ. Ảnh: AP

Người dân tại Bang Karen nơm nớp lo sợ. Ảnh: AP

Trong một tuyên bố được đưa ra sau các cuộc tấn công vào cuối tháng 3, KNU viết, "Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng do quân đội của chính phủ gây ra để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi".

Nhóm Nhân quyền Karen, cùng với những người khác ở Myanmar, kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết ủng hộ sự can thiệp nhân đạo và đưa các nhà lãnh đạo quân sự ra Tòa án Hình sự Quốc tế.

KNLA đã kêu gọi quân đội thực hiện các bước tích cực để tuân thủ thoả thuận NCA. “Chúng tôi từ lâu đã dự đoán trước một cuộc tấn công quân sự vào giai đoạn cuối của tiến trình hòa bình NCA đang bế tắc", một tuyên bố được đưa ra sau vụ đánh bom.

Vai trò của Thái Lan

Bạo lực ở bang Karen cũng gây chú ý đến mối quan hệ giữa chính phủ Thái Lan và chính quyền mới của Myanmar. Các báo cáo về việc chính quyền Thái Lan buộc những người tị nạn quay trở lại Myanmar đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt từ các nhóm xã hội dân sự cũng như chỉ trích của các nhà quan sát quốc tế và hàng loạt thông tin tiêu cực của phương tiện truyền thông.

“Hầu hết những người dân làng trốn sang Thái Lan là trẻ em, người già và phụ nữ. Họ không có thức ăn và không được cung cấp gì sau khi đến Thái Lan. Vì vậy, họ không thể ở đó lâu và họ sợ trở về nhà. Họ không có nơi nào để chạy trốn. Khi chính quyền Thái Lan quay lưng, họ phải trở về làng của mình. Họ đã đào hố và đang sống dưới lòng đất”, phát ngôn viên của Mạng lưới hỗ trợ hòa bình Karen (KPSN) cho biết.

Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan bác bỏ thông tin buộc những người tị nạn quay trở lại và tuyên bố một số người tị nạn đã tự nguyện trở về. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sau đó đã bình luận về tình hình người tị nạn rằng: “Chúng tôi không muốn có một cuộc di cư vào lãnh thổ của mình, nhưng chúng tôi cũng phải quan tâm đến nhân quyền. Chúng tôi chưa bàn về việc tổ chức các trung tâm tạm trú hoặc tị nạn".

Một bài viết của cựu ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya kêu gọi sự chú ý đến cách Thái Lan đã giúp Myanmar tìm ra giải pháp cho các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, vì Thái Lan và ASEAN đã giúp quân đội của Myanmar thực hiện các cải cách dẫn đến cuộc bầu cử năm 2010.

Ông viết: “Chính phủ Thái Lan là một người bạn của người dân Myanmar trong quá khứ, đã hỗ trợ trong việc chấm dứt sự cai trị của quân đội trong nhiều thập kỷ. Thay vì đứng về phía các tướng lãnh của Myanmar, những người đã gây ra sự tàn phá cho đất nước, đã đến lúc chính phủ của chúng tôi hỗ trợ người dân Myanmar và một lần nữa trở thành bạn của họ trong lúc họ cần”.

Cựu ngoại trưởng đã tham gia tham gia vận động kêu gọi chính phủ bảo vệ những người xin tị nạn và cấp quy chế tị nạn cho họ.

Bạo lực ở Bang Karen có thể sẽ tiếp tục và sự leo thang gần đây cho thấy rằng các tướng lĩnh quân đội Myanmar vẫn tin rằng họ có thể giành chiến thắng thông qua các biện pháp quân sự.

Song, các cuộc xung đột vũ trang của Myanmar không chấm dứt một cách dễ dàng. Chúng đã kéo dài từ thập kỷ này qua thập kỷ khác khi quân đội có niềm tin rằng họ có thể kiểm soát một quốc gia đa dạng, đa sắc tộc và khiến người dân của họ phải phục tùng chế độ chuyên quyền. Tổn thất từ chế độ độc tài cuối cùng của đất nước là rất lớn, nhưng nó cũng cho thấy rằng chính quyền sẽ không thành công, một bài học mà Thượng tướng Min Aung Hlaing dường như không bao giờ học được.

Hoàng Việt

Tin khác

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h
20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

(CLO) Ít nhất 20 binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn tại một căn cứ quân sự phía tây nước này, theo Thủ tướng Hun Manet cho biết vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h