Các doanh nghiệp thép “nội” có đang “chống lệnh” Bộ Công Thương?

Thứ sáu, 22/10/2021 12:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù Bộ Công Thương đã yêu cầu hạn chế xuất khẩu nhằm “ghìm cương” giá thép, thế nhưng kim ngạch xuất khẩu thép thành phẩm trong tháng 9/2021 vẫn tăng.

Giá thép trong nước vẫn tăng

Hồi đầu năm nay, giá thép trong nước tăng phi mã so với giai đoạn cuối năm 2020, nhiều mặt hàng thép thành phẩm tăng 40% - 50%, thậm chí có sản phẩm thép tăng trên 65%.

Đơn cử, tính tới tháng 5/2021, giá thép tròn được dùng làm bê-tông cốt thép đã tăng từ 13 triệu tấn hồi cuối năm 2020 lên 18,5 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép hình và thép tấm tăng từ 15 triệu đồng/tấn, lên 24 - 25 triệu đồng/tấn, tăng tới 66%.

cac doanh nghiep thep noi co dang chong lenh bo cong thuong hinh 1

Tính tới thời điểm hiện tại, giá thép trong nước vẫn tăng khoảng lên mức 16.610 đồng/kg – 18.120 đồng/kg tùy từng thương hiệu.

Việc giá thép tăng rất mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng trong nước. Thay mặt cho các doanh nghiệp xây dựng, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, nếu giá thép vẫn tiếp tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp xây dựng sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.

Trong khi đó, các doanh nghiệp thép trong nước giải thích, sở dĩ giá thép tăng phi mã là do nguyên liệu đầu vào, giá vận chuyển tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp vào giá thép thành phẩm trong nước.

Nhằm “ghìm cương” giá thép, tháng 8/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 10, yêu cầu doanh nghiệp thép rà soát nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí hạ giá thành, tăng công suất, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao. 

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc bộ rà soát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu để có biện pháp tăng cường công tác quản lý, cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Mặc dù đã có giải pháp “ghìm cương” giá thép, thế nhưng, tính tới thời điểm hiện tại, giá thép trong nước vẫn tăng khoảng lên mức 16.610 đồng/kg – 18.120 đồng/kg tùy từng thương hiệu.

Các doanh nghiệp thép “nội” có đang “chống lệnh” Bộ Công Thương?

Mặc dù tháng 8/2021, Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu nhằm “ghìm cương” giá thép trong nước, thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu thép vẫn ghi nhận tăng, thậm chí còn tăng rất mạnh.

cac doanh nghiep thep noi co dang chong lenh bo cong thuong hinh 2

Kim ngạch xuất khẩu thép vẫn ghi nhận tăng, thậm chí còn tăng rất mạnh.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 7/2021, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,148 triệu tấn, đạt gần 1,1 tỷ USD. Cộng gộp 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thép đạt hơn 7 triệu tấn, trị giá 5,6 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Trong khi đó, tính tới hết tháng 8/2021, xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, với trị giá hơn 9 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu thép trong tháng 8/2021 là 3,6 triệu tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho biết, trong tháng 9/2021, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 24,8 triệu tấn. Bán hàng thép các loại đạt gần 22 triệu tấn, trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 5,7 triệu tấn, vượt qua con số 3,6 triệu tấn của tháng 8/2021 và tăng 78,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhận định về thị trường thép giai đoạn cuối năm, đại diện lãnh đạo VSA nhận định triển vọng thị trường thép Việt Nam trong quý 4/2021 sẽ tốt hơn khi các tỉnh thành dần kiểm soát được dịch bệnh và chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam để khôi phục kinh tế sau đại dịch. Nhìn chung, dự báo xuất khẩu thép năm 2021 sẽ tăng trưởng tốt.

Bên cạnh đó, với các Hiệp định FTA được ký kết và sự phục hồi sản xuất, đầu tư xây dựng sẽ là nhân tố giúp cho tăng trưởng ngành thép khả quan hơn nữa trong thời gian cuối năm.

Cũng theo dự báo từ Hiệp hội Thép thế giới, làn sóng dịch bệnh, lây nhiễm mới và những hạn chế từ nguồn cung đã dẫn đến sự phục hồi chậm lại trong nửa cuối năm và đang ngăn cản đà phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2021.

Nhưng với lượng đơn hàng tồn đọng cao, việc xây dựng trở lại cùng với tiêm chủng ở các nước tốt hơn, kỳ vọng nhu cầu thép sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2022.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp