Các đợt tăng giá liên quan đến xung đột Nga - Ukraine đe dọa nền kinh tế vốn đã “trầm lắng” của Cuba

Thứ ba, 19/04/2022 05:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc xung đột Nga - Ukraine làm trầm trọng thêm vấn đề ngoại hối kéo dài 3 năm của Cuba do làm tăng chi phí nhập khẩu, xói mòn sự phục hồi vốn đã “run rẩy” và dự đoán người dân Cuba sẽ phải gánh chịu nhiều khó khăn hơn.

Giá các mặt hàng nhập khẩu quan trọng mà Cuba phải nhập khẩu như nhiên liệu và ngũ cốc đã tăng từ 25% đến 40% trong năm nay, gây thêm áp lực lên chính phủ thường xuyên thiếu dự trữ đồng đô la này.

cac dot tang gia lien quan den xung dot nga  ukraine de doa nen kinh te von da tram lang cua cuba hinh 1

Một số khách du lịch tại Havana, Cuba. Ảnh: Reuters.

"Chính phủ Cuba, cũng như người dân nói chung và khu vực non trẻ của các doanh nghiệp tư nhân Cuba, đang cảm thấy khó khăn hơn. Trong ngắn hạn và trung hạn, mọi thứ dường như rất thách thức đối với Cuba", Gregory Biniowsky, một luật sư người Canada, người am hiểu tình hình kinh tế nước này cho biết.

Xung đột làm trầm trọng kinh tế Cuba

Được biết, các doanh nghiệp nhà nước đã hoạt động trong điều kiện khó khăn trước khi “người bạn lâu năm” là Nga tấn công Ukraine vào tháng Hai, và tình hình chính trị đang dần xấu đi.

"Chúng tôi đang bị ảnh hưởng bởi thiếu trầm trọng nguồn điện, nhiên liệu và các khoản cắt giảm khác đối với các kế hoạch ngân sách của chúng tôi", ông này ng giải thích và nói thêm : “Chúng tôi đang oằn mình để tiếp tục phát triển, và bây giờ tình hình đang trở nên tồi tệ hơn".

Cuba nhập khẩu khoảng 60% xăng và 65% lương thực. Việc gia tăng chi phí nhập khẩu có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt vốn đã khiến người dân phải xếp hàng mua thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.

Vào cuối tháng 3, Bộ trưởng Kinh tế Alejandro Gil tuyên bố rằng giá cả cao hơn đã làm suy yếu kế hoạch giảm chi phí nhập khẩu và sự thiếu hụt khí đốt và mất điện là do giá nhiên liệu cao hơn và sự gián đoạn vận chuyển cao hơn.

"Cho đến tháng trước, tàu chở dầu 40.000 tấn có giá 35-36 triệu USD," ông nói, "và hôm nay cùng một con tàu đó đã có giá 58 triệu đô la."

Giá xăng và giá điện của Cuba do nhà nước ấn định khiến chi phí nhập khẩu cao hơn. Điều này cũng đúng với một số thực phẩm mà chính phủ phân phối thông qua hệ thống khẩu phần, dẫn đến tình trạng thiếu hụt và giá tăng vọt trên thị trường phi chính thức khi thiếu tiền mặt.

"Sự sụp đổ của nền kinh tế Nga sẽ tác động nghiêm trọng đến quan hệ thương mại và tài chính với Cuba. Và nước này sẽ phải chịu nhiều tác động gián tiếp hơn thông qua việc tăng giá", nhà kinh tế Cuba Ricardo Torres cho biết.

Cuba xoay sở ra sao?

Việc giá cả tăng do chiến tranh chỉ là đòn giáng mới nhất đối với nền tài chính của Cuba, vốn đã bị tổn hại bởi lệnh cấm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với khách du lịch Mỹ và kiều hối, cũng như đợt bùng phát Covid-19 khiến lượng du khách quốc tế bị ngưng chệ.

Được biết, Cuba không phải là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc bất kỳ tổ chức cho vay vốn toàn cầu nào khác thế nên việc nước này có thể tìm kiếm viện trợ để giải quyết khủng hoảng là điều khó có thể thực hiện.

Đồng nội tệ peso của Cuba không thể lưu thông bên ngoài đảo quốc Caribe, khiến nó phụ thuộc vào đô la kiếm được từ xuất khẩu và dịch vụ như du lịch để thanh toán cho mọi thứ từ nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men cho đến vật tư nông nghiệp, máy móc và phụ tùng thay thế.

Theo chính phủ Cuba, cuộc khủng hoảng tiền mặt đã dẫn đến việc nhập khẩu giảm 40% trong giai đoạn 2020-21, ngay cả khi không đáp ứng được vô số khoản thanh toán cho các chủ nợ và nhà cung cấp hàng hoá.

Theo số liệu chính thức, nền kinh tế Cuba đã suy giảm 9% trong hai năm đầu tiên của đại dịch, với tình trạng thiếu hụt do ngân sách eo hẹp của chính phủ dẫn đến mất điện và các cuộc biểu tình chưa từng có vào tháng 7 năm ngoái.

Theo các nguồn tin truyền thông nhà nước, chính phủ dự báo tăng trưởng 4% trong năm nay, nhưng du lịch và một số ngành khác, chẳng hạn như sản xuất đường, đã giảm nhiều so với dự báo trong Q1/2022.

"Các nhà đầu tư đều khá lo ngại vì chi phí tăng sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt, mất điện, các vấn đề về giao thông và khả năng thanh toán của các đối tác nhà nước của chúng tôi", một trong những doanh nghiệp nước ngoài giải thích.

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô