Các mạng xã hội Việt bây giờ ra sao?

Thứ sáu, 03/04/2015 09:02 AM - 0 Trả lời

Các mạng xã hội Việt bây giờ ra sao?


Từng tuyên bố vượt mặt Facebook, hay sẽ thay thế dịch vụ Yahoo!360 sau khi nó đóng cửa, thế nhưng các mạng xã hội Việt đều suy yếu và phải chuyển đổi sang mô hình khác.

Zing Me của Công ty cổ phần VNG là mạng xã hội Việt đầu tiên tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với Facebook tại thị trường trong nước. Và thực tế, có những thời điểm Zing Me đã vượt mặt Facebook về lượng người sử dụng, cụ thể ngày 23/09/2009 mạng xã hội này có 945.000 người dùng, trong khi Facebook lúc đó là 918.000 người. Hay trong tháng 3/2011, số liệu từ Google Ad Planner cũng cho thấy Zing Me đã đạt 6,8 triệu khách truy cập, trong khi đó con số của Facebook là 3,1 triệu khách truy cập. Tuy nhiên, đến năm 2012 Facebook đã vươn lên mạnh mẽ ở thị trường trong nước và đến tháng 12/2012, Vicenzo Cosenza, chuyên gia về chiến lược truyền thông mạng của Ý, đã công bố Bản đồ mạng xã hội toàn cầu (World Map of Social Network) cho thấy, Facebook đã vượt qua Zing Me tại Việt Nam.
 
Báo Công luận Zing Me đã có thời gian vượt Facebook về lượng truy cập ở VN
 
Và từ năm 2013 trở đi, Facebook đã tăng trưởng với tốc độ “chóng mặt” tại Việt Nam, trong khi đó Zing Me lại đi xuống liên tục, VNG cũng thừa nhận thất bại trong cuộc cạnh tranh với người khổng lồ này và họ đã chuyển sang tập trung vào cuộc chiến ứng dụng OTT trên di động với sản phẩm Zalo. Zing Me thực tế bây giờ chủ yếu dùng để làm kênh phân phối ứng dụng và game là chính.
Một ông lớn khác cũng làm mạng xã hội để cạnh tranh trực tiếp với Facebook tại Việt Nam, đó chính là VTC với Mạng Việt Nam Go.vn. Đây là một dự án được đầu tư rất lớn, từ kỹ thuật lẫn truyền thông. Khi ra mắt, ông Nguyễn Lâm Thanh, lúc bấy giờ là Trợ lý Tổng giám đốc VTC cho hay, Go.vn được kỳ vọng là mạng hàng đầu của Việt Nam về giáo dục, giải trí, giao tiếp trực tuyến. Đồng thời tuyên bố nếu sau 6 tháng, Go.vn không vượt qua Facebook tại Việt Nam ở số lượng người thì dự án này xem như thất bại.
 
Báo Công luận Go.vn là một thất bại cay đắng của VTC
 
Thực tế, điều đó đã xảy ra, Go.vn đã không có những sáng tạo mới để thu hút người dùng trong nước tham gia và đến thời điểm hiện tại nó đã chuyển thành một trang tin tức tổng hợp, một thất bại có phần rất cay đắng cho VTC.

Trong làn sóng mạng xã hội nở rộ ở Việt Nam trước đây, FPT Online cũng không đứng ngoài cuộc chơi, khi họ quyết định tung ra thị trường mạng xã hội Banbe.net. So với Zing Me hay Go.vn, mạng xã hội Banbe.net không truyền thông nhiều bằng và thực tế lượng người tham gia cũng rất hạn chế. Đến thời điểm hiện tại nó đã trở thành nơi phổ biến FPT ID và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của FPT Online là chính và gần như đang “đắp chiếu”.
Khi Yahoo!360 đóng cửa, Tamtay.vn của Công ty cổ phần TamTay và Yume.vn của VON là hai dịch vụ mạng xã hội ra đời với tham vọng thay thế cho người khổng lồ này. Thế nhưng, mặc dù đẩy mạnh rất nhiều về truyền thông, tung ra nhiều dịch vụ để thu hút người dùng, các mạng xã hội này vẫn không thể phát triển mạnh lên được và nguyên nhân chính vẫn là do người dùng lúc này đã thay đổi thói quen viết Blog, thay vào đó họ thích các mạng chia sẻ như Facebook là chính.
 
Báo Công luận Tamtay.vn còn có cả game đánh bài?
 
Tamtay.vn hiện tại vẫn được duy trì để làm nền tảng cho nhiều dịch vụ khác của Tamtay, trong đó có cả game “đánh bài” cũng xuất hiện trên mạng xã hội này ở khu vực Games. Còn Yume đã phải chuyển thành dạng trang tin tổng hợp với bài viết từ các thành viên, nhưng cũng không thu hút và cuối cùng VON đã phải bán mạng xã hội này lại cho công ty TNHH MTV Địa Điểm.

Còn rất nhiều mạng xã hội trong nước khác lúc ra đời đều đặt mục tiêu vượt mặt các mạng xã hội lớn của nước ngoài như Facebook, Google+…và kết quả cuối cùng đều không vượt qua được.

Giải thích sự thất bại của các mạng xã hội ở Việt Nam, một chuyên gia trong ngành cho biết, nguyên nhân là do Facebook quá sáng tạo, các mạng xã hội trong nước khi ra đời cũng không chịu nổi kết nối quá mạnh của mạng xã hội này khi nó trở thành một hiệu ứng trên toàn cầu. Nhưng điểm cốt lõi chính là các mạng xã hội trong nước chỉ toàn bắt chước theo mô hình các mạng xã hội quốc tế, không có sự sáng tạo, cho nên thất bại chính nằm ở ngay sản phẩm. Về chính sách quản lý ở Việt Nam chuyên gia này chia sẻ, đúng là cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của các mạng xã hội trong nước, nhưng nó chỉ là một yếu tố ảnh hưởng rất nhỏ.
 
Theo ICTNews

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn