Các nhà nhập khẩu lúa mì ở châu Á tranh giành nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ

Thứ ba, 17/05/2022 11:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (16/5) các nhà nhập khẩu lúa mì châu Á nháo nhào tìm nguồn cung thay thế sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu lương thực này vào cuối tuần qua.

Các nhà nhập khẩu, đặc biệt là ở châu Á, đang dựa vào lúa mì từ Ấn Độ - nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, sau khi nguồn cung từ khu vực Biển Đen giảm sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào ngày 24/2.

Được biết, Nga và Ukraine chiếm hơn 30% lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn thế giới. Xuất khẩu của Ukraine đã bị cản trở nghiêm trọng do chiến tranh buộc đóng cửa các cảng của họ, trong khi xuất khẩu của Nga bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

cac nha nhap khau lua mi o chau a tranh gianh nguon cung sau lenh cam xuat khau cua an do hinh 1

Thu hoạch lúa mì ở Ukraine. Ảnh: Getty Images

Một thương gia người châu Âu nhận định: “Các nhà nhập khẩu châu Á có khả năng gặp khó khăn sâu sắc. Ấn Độ là lựa chọn thay thế cho Ukraine và Nga, đặc biệt là đối với lúa mì được sử dụng để làm thức ăn gia súc.

Ông nói thêm rằng các nhà nhập khẩu châu Á mong muốn mua thêm lúa mì Nga bất chấp các vấn đề thanh toán gây ra bởi các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng Nga và tỷ lệ bảo hiểm vận chuyển cao hơn.

Trong khi đó, giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago đã tăng 6% vào thứ Hai (16/5) khi các thị trường phản ứng với lệnh hạn chế bất ngờ của Ấn Độ, diễn ra chỉ vài ngày sau khi New Delhi tuyên bố họ có kế hoạch xuất xưởng 10 triệu tấn lúa mì trong năm nay.

Do chính sách đảo ngược, chỉ những lô hàng được bảo đảm bằng thư tín dụng (LC) hoặc bảo lãnh thanh toán mới được phát hành trước ngày 13/5 mới có thể tiếp tục nhận được lương thực.

Theo những người trong ngành, con số này chỉ tương đương khoảng 400.000 tấn, so với 1,8 triệu tấn hiện đang bị mắc kẹt tại các cảng của Ấn Độ.

Chắc chắn, các thương nhân giữ lượng lúa mì đó sẽ bị thiệt hại đáng kể vì họ sẽ phải hủy hợp đồng xuất khẩu và bán lại trên thị trường nội địa suy yếu.

Nguyên nhân chính gây ra sự hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ là bởi đợt nắng nóng kỉ lục làm giảm kỳ vọng thu hoạch và đẩy giá nội địa lên mức cao mới, sự kiện phức tạp này diễn ra khi các cường quốc xuất khẩu truyền thống như Canada, Châu Âu và Úc cũng phải đối mặt với những lo ngại về nguồn cung.

Các thương nhân tin rằng lệnh cấm sẽ đẩy giá toàn cầu lên mức cao mới, đặc biệt là đối với người tiêu dùng nghèo khó ở châu Á và châu Phi.

Các điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ bao gồm Bangladesh, Indonesia, Nepal và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Ai Cập- khách hàng lúa mì lớn nhất thế giới, đã quyết định mua lúa mì Ấn Độ lần đầu tiên, chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Về mặt chính thức, thỏa thuận vẫn “còn trên bàn” vì Ấn Độ đã tuyên bố rằng họ sẽ cho phép các chuyến hàng đến các quốc gia yêu cầu nguồn cung cấp "để đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của họ", nhưng các chuyên gia thị trường vẫn tỏ ra nghi ngờ.

"Hiện vẫn chưa rõ số lượng sẽ được bán cho các quốc gia mà Ấn Độ tin rằng có nhu cầu về an ninh lương thực." Carlos Mera, nhà phân tích hàng nông sản của Rabobank cho biết: “Họ có thể chỉ xuất khẩu sang các nước láng giềng thân thiện.

Lê Na (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp