Các quốc gia châu Âu chiến đấu để ghìm suy thoái kinh tế

Thứ hai, 22/08/2022 11:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gần sáu tháng xung đột Nga - Ukraine, mức độ thiệt hại đối với nền kinh tế châu Âu đang trở nên rõ ràng. Nguy cơ suy thoái kinh tế đang ở mức báo động đỏ buộc các quốc gia trong khối phải hành động cứu vãn tình thế.

4 nền kinh tế lớn của khu vực đồng euro - Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha - đều đã bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ cấp dự báo tăng trưởng cho năm 2023, do hệ quả của chiến tranh Nga – Ukraine và lãi suất cao đã kìm hãm triển vọng kinh tế.

Lạm phát ở Anh đã vượt quá 10% lần đầu tiên sau 40 năm do chi phí năng lượng tăng lên. Sau đợt tăng giá năng lượng mới, Ngân hàng Trung ương Anh dự đoán rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh trên 13% vào mùa thu tới và nền kinh tế sẽ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài.

cac quoc gia chau au chien dau de ghim suy thoai kinh te hinh 1

Một nhà máy sản xuất máy bơm nhiệt ở Đức: các nhà sản xuất nước này đang gặp khó khăn về nước và khí đốt. Ảnh: Benjamin Westhoff/Reuters.

Trong khi Anh đang phải đối mặt với những áp lực bổ sung từ Brexit, tác động của giá năng lượng tăng vọt, gián đoạn chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu nhân công và hạn hán. Các nhà phân tích tại Economist Intelligence Unit nói rằng nỗi đau có thể tiếp diễn trong một thời gian, bởi vì các quốc gia EU đang “cai” năng lượng Nga và sử dụng năng lượng tái tạo mất nhiều thời gian.

EIU cho biết: “Trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo châu Âu sẽ phải đối mặt với suy thoái vào mùa đông 2022-23 do thiếu hụt năng lượng và lạm phát gia tăng liên tục”. Các chuyên gia phân tích kinh tế nhận định: “Mùa đông năm 2023-24 cũng sẽ đầy thách thức và vì vậy chúng tôi kỳ vọng lạm phát cao và tăng trưởng chậm chạp cho đến ít nhất là năm 2024”.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang ở trong tâm bão, khi cuộc khủng hoảng năng lượng, hạn hán và sự sụp đổ trong thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng đến cơ sở sản xuất của nước này. Tăng trưởng kinh tế chậm lại với tốc độ đình trệ trong quý II/2022 và có khả năng chuyển sang tiêu cực trong những tháng tới.

Chuyên gia phân tích Carsten Brzeski thuộc ngân hàng ING của Hà Lan cho hay: “Sẽ cần một phép màu để nền kinh tế Đức không rơi vào suy thoái trong nửa cuối năm. Thực tế là toàn bộ mô hình kinh doanh của nước này hiện đang được đổi mới cũng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong những năm tới".

Để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, Berlin sẽ áp dụng thuế khí đốt đối với các hộ gia đình, có hiệu lực từ tháng 10 và kéo dài đến tháng 4 năm 2024, được thiết kế để phân bổ chi phí bán buôn cao hơn giữa các hộ gia đình và ngành công nghiệp.

Chính phủ Đức đã đưa ra một gói hỗ trợ năng lượng trị giá hơn 30 tỷ euro (26 tỷ bảng Anh), bao gồm 300 euro hỗ trợ một lần cho người lao động, những người về phúc lợi, cắt giảm thuế xăng dầu và giảm giá vé xe buýt và xe lửa 9 euro.

Do lĩnh vực năng lượng hạt nhân rộng lớn, tạo ra hơn 70% điện năng, Pháp hiện đang “an toàn” hơn so với nhiều nước châu Âu khác, tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng tại các lò phản ứng điện hạt nhân cũ.

Nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực đồng tiền chung châu Âu mặc dù ở trong tình trạng ít bấp bênh hơn Đức, nhưng vẫn có nguy cơ bị mất điện trong mùa đông này.

Trong quý II/2022, GDP của Pháp tăng 0,5%, do tiêu dùng nội địa thấp. Chính phủ đã đưa ra một gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 20 tỷ euro, bao gồm cắt giảm thuế tại các trạm bơm xăng, đồng thời giới hạn mức tăng giá điện theo quy định ở mức 4%, một chính sách được hỗ trợ bởi quyền sở hữu nhà nước đối với tập đoàn năng lượng khổng lồ EDF.

Nền kinh tế Ý gần đây đã hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều so với các đối thủ lớn trong khu vực đồng euro, đạt mức tăng trưởng 1% trong quý I/2022. Nhưng giống như Đức, Ý phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga và bất ổn chính trị.

Thị trường tài chính và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã phải đối mặt với rủi ro khi các nhà đầu tư yêu cầu mức phí bảo hiểm lãi suất cao hơn để mua trái phiếu Ý. Với ý tưởng vững chắc của Ý, ECB đã công bố một công cụ tài chính mới vào tháng trước được thiết kế để ngăn lãi suất tăng cao có tác động bất lợi không tương xứng đối với các quốc gia thành viên có tăng trưởng kinh tế khiêm tốn hơn.

Giống như mọi quốc gia khác ở châu Âu, Tây Ban Nha bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Nga nhưng trong số bốn quốc gia lớn thì nước này có cơ hội tốt nhất để tránh suy thoái, mặc dù lạm phát tăng vọt.

Sau triển vọng ảm đạm, nền kinh tế Tây Ban Nha đã được thúc đẩy nhờ sự phục hồi thần tốc của du dịch hậu đại dịch. Được biết, lĩnh vực du lịch chiếm 12% GDP của Tây Ban Nha trước Covid và thậm chí còn lớn hơn trong việc làm.

Tây Ban Nha ít phụ thuộc hơn vào năng lượng Nga so với Ý, và đã là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn từ khắp nơi trên thế giới. GDP tăng 1,1% trong quý thứ hai và IMF dự kiến đây sẽ là mức tăng trưởng nhanh nhất trong bốn nước vào năm tới. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng đã cung cấp 16 tỷ euro hỗ trợ tài chính và các khoản cho vay để giúp các công ty và hộ gia đình có chi phí năng lượng tăng cao.

Nga đã phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu sắc và buộc Điện Kremlin phải tuyên bố vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918, mặc dù giá năng lượng tăng cao đã giúp nước này thu về lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, nền kinh tế Nga tăng trưởng “phập phồng”, khó lòng tiên đoán.

Trong đó, dòng chảy thương mại và đầu tư của Nga đã tăng hơn gấp ba lần, đạt mức thặng dư kỷ lục 167 tỷ USD trong quý II/2022, nhờ giá dầu bán buôn cao và khí đốt làm tăng xuất khẩu, trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nhập khẩu giảm.

Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế Nga sẽ phải vật lộn với sự suy giảm của công nghệ và đầu tư phương Tây. Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái xa vời.

Lê Na (Theo TheGuardian)

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

(CLO) Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự án đường ống khổng lồ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc có thể bao gồm một đường ống dẫn bổ sung cho dầu thô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

(CLO) Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tỷ trọng giao dịch bằng đồng rúp trong thương mại nước ngoài của Nga, đặc biệt là với phần còn lại của châu Âu, đã tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

(CLO) Chuyến thăm và làm việc diễn ra từ ngày 11-19/5/2024 của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan Mỹ đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ của hải quan hai nước.

Thị trường - Doanh nghiệp