Giá khí đốt châu Âu sẽ có thể tăng cao như thế nào?

Thứ sáu, 19/08/2022 08:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gần đây, thông tin về cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra ở Anh và khắp châu Âu càng rõ rệt. Đồng thời, dấy lên lo ngại các hoá đơn năng lượng sẽ “tăng cao” khó kiểm soát.

Vào tháng 4/2022, Cơ quan Quản lý năng lượng Ofgem (Anh) đã tăng Giới hạn giá năng lượng của vương quốc này thêm 54% (1,277 bảng Anh lên 1,971 bảng Anh mỗi năm), dựa trên mức tiêu thụ năng lượng thông thường.

Tháng 5/2022, Ofgem tuyên bố con số này sẽ tăng mạnh hơn vào tháng 10 ở mức 2800 bảng Anh mỗi năm, tuy nhiên, nhiều người dự kiến rằng mức tăng thực tế có thể còn lớn hơn.

gia khi dot chau au se co the tang cao nhu the nao hinh 1

Nếu thị trường năng lượng tiếp tục bị thắt chặt, giá khí đốt chắc chắn sẽ bị đẩy cao hơn nữa. Ảnh: OilPrice.

Được biết, mức giá trần tăng chủ yếu là do chi phí khí đốt tự nhiên (LNG) tăng vọt. Giá LNG đã tăng từ 47,99 euro/MWH vào ngày 16/8 năm 2021 đến nay là 220,11 euro/MWH.

Khí đốt và Địa chính trị

Châu Âu vốn nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt của Nga trước năm 2022, trong đó Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất. Kể từ khi các lệnh trừng phạt kinh tế được áp dụng đối với Nga sau khi nước này tấn công Ukraine, Nga đã có thể sử dụng sự phụ thuộc vào năng lượng này để tạo sức ép lên các đối thủ địa chính trị của mình.

Trong đó, sau hàng loạt các sự cố về đường ống tải khí đốt Nord Stream, lượng khí đốt tải đến châu Âu đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, trong khi đó, Nga đã tăng cường dòng khí đốt cho đồng minh chính trị của mình là Hungary. Về vấn đề này, hãng tin Guardian đưa tin rằng “vào cuối tháng 8, Gazprom sẽ cung cấp cho Hungary thêm 2,6 triệu mét khối mỗi ngày”. Việc các quốc gia châu Âu sẵn sàng tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga chắc chắn sẽ bị thử thách nếu mô hình phân phối khí đốt này tiếp tục.

Mùa hè nóng, mùa đông lạnh

Phần lớn kế hoạch đối phó với cuộc khủng hoảng khí đốt xoay quanh việc xây dựng các cơ sở lưu trữ trước mùa đông. Ví dụ, các quốc gia EU cam kết sẽ cố gắng lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của họ lên 85% vào tháng 11, trong khi họ đồng thời cam kết giảm tiêu thụ khí đốt 15% trong những tháng mùa đông.

Tất nhiên, mùa đông là rất quan trọng vì đây thường đại diện cho thời kỳ cao điểm của nhu cầu sử dụng khí đốt – được sử dụng để sưởi ấm và thắp sáng.

Tuy nhiên, mùa hè đã đốt cháy một lỗ hổng trong các kế hoạch này. Nhiều quốc gia trên khắp châu Âu đã trải qua những đợt nắng nóng kỷ lục, từ đó dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về điều hòa không khí, vốn có xu hướng được cung cấp năng lượng từ khí đốt.

Do đó, vào thời điểm mà châu Âu cần giảm thiểu tiêu thụ để tích lũy nguồn cung càng nhiều càng tốt, trên thực tế đã có một nhu cầu về khí đốt mạnh mẽ bất thường, điều này đã làm chậm lại quá trình tích lũy dự trữ khí đốt.

Thiếu giải pháp thay thế?

Thiếu nhà cung cấp năng lượng chủ chốt là Nga, các quốc gia châu Âu vẫn đang loay hoay, cạnh tranh với các châu lục khác trong việc tìm nguồn thay thế khí đốt của Nga.

Ví dụ, trong vài tuần qua, chính phủ Anh đã tham gia vào các cuộc đàm phán với tập đoàn năng lượng khổng lồ Centrica để hồi sinh kho lưu trữ khí đốt ngoài khơi Rough, nằm ở Biển Bắc. Vào năm 2017, nhiều cơ sở dự trữ LNG ở Rough đã bị đóng cửa vì được coi là không đủ cần thiết để đảm bảo đầu tư cần thiết, tình huống này được coi là một quyết định biểu tượng cho sự thiếu tầm nhìn xa đối với một cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu Âu.

Trong một diễn biến khác, Đức đã đóng cửa 3 trong số 6 cơ sở điện hạt nhân đang hoạt động vào cuối năm 2021. 3 cơ sở cuối cùng dự kiến đóng cửa trong năm nay nhưng do khủng hoảng năng lượng hiện hữu, chính phủ nước này có vẻ sẽ từ chối chính sách đó.

Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia ủng hộ năng lượng hạt nhân cũng không an toàn vào năm 2022. Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Pháp sản xuất khoảng 70% điện năng từ năng lượng hạt nhân, nhưng các nhà máy này đã bị ảnh hưởng xấu bởi hạn hán ở châu Âu. Nước làm mát được sử dụng tại các nhà máy thường được thải ra sông, nhưng đợt nắng nóng gay gắt đến mức chúng đã bị bốc hơi nhanh chóng.

Các nguồn năng lượng thay thế khác cũng đang bị đình trệ. Hạn hán trên khắp châu Âu cũng đã dẫn đến sự thất bại của các cơ sở thủy điện, trong khi ngay cả các tấm pin mặt trời cũng trở nên kém hiệu quả hơn trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.

Hiện nay, tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng năng lượng có thể buộc các quốc gia phải xem xét cách thức kiểm soát hiệu quả an ninh năng lượng của mình thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo trong biên giới. Cuộc chiến để cung cấp nhiên liệu cho ngôi nhà của hàng triệu người trên khắp châu Âu sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

Lê Na (Theo OilPrice)

Bình Luận

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp