Đức sẽ phải cắt giảm 20% tiêu thụ để tránh thiếu khí đốt vào mùa đông?

Thứ hai, 15/08/2022 11:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cơ quan quản lý năng lượng hàng đầu Đức nói nước này sẽ phải cắt giảm lượng sử dụng khí đốt xuống 1/5 để tránh tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong mùa đông này.

Klaus Müller, người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNA) cho biết, ông sẽ phụ trách phân bổ nguồn cung cấp khí đốt nếu nền kinh tế lớn nhất châu Âu gặp phải cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông. Ông chia sẻ với tờ Financial Times: “Nếu Đức không đạt được mục tiêu tiết kiệm 20% khí đốt thì có nguy cơ nghiêm trọng là chúng tôi sẽ không có đủ năng lượng tiêu dùng”.

Trong khi đó, ông Müller cho biết Đức cũng sẽ cần thêm khoảng 10 gigawatt nguồn cung cấp khí đốt từ các nguồn khác để bù đắp khối lượng còn thiếu từ Nga - phần lớn là khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các nước như Mỹ. Đây là nguồn năng lượng đại diện cho khoảng 9% lượng tiêu thụ khí đốt hiện tại của quốc gia này.

duc se phai cat giam 20 tieu thu de tranh thieu khi dot vao mua dong hinh 1

Châu Âu tích cực nhập khẩu khí đốt. Ảnh: FT.

Müller cũng cảnh báo rằng chi phí dài hạn để chấm dứt sự phụ thuộc của Đức vào Nga sẽ là “giá khí đốt rất cao” có thể gây ra hậu quả lớn cho hoạt động kinh doanh.

Ông cũng không phủ định rằng việc “cách ly” khỏi năng lượng Nga sẽ khiến cho kinh tế Liên minh châu Âu nói chung và Đức nói riêng tăng trưởng mờ mịt, ảm đạm. “Một số hoạt động sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng có thể rời khỏi Đức vì khí đốt đã trở nên quá đắt đỏ”, người đứng đầu Cơ quan Mạng lười Liên bang Đức tuyên bố.

Tính đến chiều thứ 6 tuần qua, thiếu nguồn cung đã đẩy giá khí đốt lên cao, với mức giá tiêu chuẩn châu Âu tăng từ khoảng 66 euro/megawatt giờ vào đầu năm lên 206 euro/ megawatt giờ. Điều này cũng đã cản trở lớn đến nỗ lực của Đức trong việc lấp đầy kho xăng trước mùa đông, khi nhu cầu tăng lên.

Được biết, Đức đã cáo buộc Nga "vũ khí hóa" hoạt động xuất khẩu năng lượng của mình, như một phần của phản ứng dữ dội đối với các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine.

Cuối tuần qua, Bộ Kinh tế Đức đã ra lệnh cho tất cả các công ty và chính quyền địa phương giảm nhiệt độ phòng tối thiểu trong không gian làm việc của họ xuống 19° C trong mùa đông.

Hiện tại, Berlin đã đạt đến giai đoạn thứ hai của kế hoạch khẩn cấp khí đốt quốc gia gồm ba phần. Nếu phải “kích hoạt” giai đoạn cuối cùng, việc phân chia lượng khí đốt cho các khách hàng công nghiệp, các hộ gia đình là điều không thể tránh khỏi.

Ông Müller cũng thừa nhận rằng nếu Đức rơi vào giai đoạn ba của kế hoạch khẩn cấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn doanh nghiệp, khiến nền kinh tế đầu tàu ở châu Âu “tụt dốc không phanh”.

Hiện tại chính phủ nước này đã phải cố gắng tìm ra ảnh hưởng của việc cắt giảm khí đốt đối với một số công ty nhất định, nhất là đối với chuỗi cung ứng, các sản phẩm quan trọng, đối với công ăn việc làm, hoạt động sản xuất, thương mại.

Chìa khóa cho sự chuẩn bị sẵn sàng của Đức trong mùa đông này là lượng khí đốt mà nước này có thể đưa vào kho. Các nhà khai thác khí đốt đã nhận được yêu cầu phải nâng cấp lên 75% lượng dự trữ vào ngày 1/9, 85% vào ngày 1/10 và 95% vào ngày 1/11.

Hôm thứ Bảy tuần này, Đức đã đạt được mục tiêu 75% trước hai tuần so với kế hoạch, do hiệu quả từ các biện pháp tiết kiệm xăng và giá cao đã dẫn đến việc giảm tiêu thụ. Nhưng ông Müller cho biết hai cột mốc tiếp theo là "tham vọng hơn nhiều".

Ông cảnh báo rằng ngay cả khi tất cả các bồn chứa đều được lấp đầy, họ sẽ chỉ có đủ khí đốt trong khoảng hai tháng rưỡi nếu Nga ngừng cung cấp hoàn toàn - và chỉ với điều kiện đó không phải là một mùa đông lạnh giá bất thường.

Vào mùa hè năm 2024, Đức muốn loại bỏ khí đốt của Nga và các bộ trưởng đã lùng sục khắp thế giới để đảm bảo các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Đồng thời, nước này đã thuê một số tàu chuyên dụng được gọi là các đơn vị tái định hóa kho chứa nổi (FSRU) có thể biến LNG trở lại thành khí và cung cấp vào mạng lưới đường ống của Đức. Được biết, hai trong số đó sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2023. Hiện tại, quốc gia này cũng đang gấp rút xây dựng ba bến LNG với tuổi đời lâu dài.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc tìm kiếm đủ LNG sẽ là một thách thức. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc bổ sung công suất xuất khẩu LNG sẽ chậm lại trong ba năm tới, do hậu quả của việc giảm đầu tư vào giữa những năm 2010 và sự chậm trễ trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, mục tiêu năm 2024 chấm dứt tất cả các hoạt động nhập khẩu năng lượng của Nga phụ thuộc vào “rất nhiều điều chưa biết” nhưng “khả thi” với điều kiện Đức có sáu FSRU đang hoạt động, nhận thêm khí đốt từ các nước láng giềng và giảm tiêu thụ công nghiệp.

Đề cập đến trường hợp khẩn cấp về khí đốt vào mùa đông, chính phủ Đức đã tuyên bố rõ ràng rằng các hộ gia đình tư nhân sẽ được bảo vệ khỏi việc cắt nguồn cung cấp. Nhưng ông Müller cảnh báo rằng họ vẫn không “có quyền tiêu thụ một lượng lớn khí đốt”.

Lê Na (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp